Bức tường hydro khiến bầu trời tối đen về đêm

Giả thuyết cách đây 200 năm giải thích nguyên nhân bầu trời tối về đêm là do các đám mây hydro ngăn cản ánh sáng phát ra từ vô số ngôi sao được chứng minh là chính xác.


Nguyên nhân bầu trời chuyển tối khi về đêm có thể là do các đám mây hydro ngăn cản ánh sáng. Ảnh: Olli Henze.

Một nghiên cứu mới sử dụng hình ảnh từ kính viễn vọng không gian Hubble chứng minh giả thuyết lý giải nguyên nhân bầu trời tối về đêm bị các nhà khoa học xem nhẹ trong suốt 200 năm qua thực chất là chính xác, Independent hôm nay đưa tin.

Heinrich Olbers (1758 - 1840), nhà thiên văn học người Đức, là người đưa ra "nghịch lý về bầu trời tối" nổi tiếng. Theo đó, ông đặt nghi vấn nếu như có vô số ngôi sao trong vũ trụ, mọi điểm trên bầu trời đều mang một ngôi sao, vậy tại sao nó lại chuyển tối khi về đêm. Olbers suy đoán đó là do các đám mây hydro ngăn cản ánh sáng.

Các nhà thiên văn học khi đó ước tính có 100 – 200 tỷ thiên hà trong khoảng vũ trụ mà con người quan sát được, không đủ để lấp đầy bầu trời. Vì thế, họ cho rằng giả thuyết này không chính xác để giải thích nguyên nhân bầu trời chuyển tối.

Tuy nhiên gần đây, bằng cách sử dụng kính viễn vọng Hubble, các nhà thiên văn học kết luận có khoảng 2.000 tỷ thiên hà trong vũ trụ.

"Số lượng thiên hà gấp 10 lần hoặc hơn đó có thể lấp đầy sao trên bầu trời nhưng phần lớn hoặc tất cả ánh sáng từ các thiên hà xa xôi bị hấp thụ bởi lớp khí hydro ngăn giữa Trái Đất và thiên hà. Đó chính là ý kiến do Olbers đề xuất nhưng các nhà khoa học trước đây đã xem nhẹ nó. Bây giờ, chúng tôi nhắc lại giả thuyết này như một lời giải đáp cho hiện tượng bầu trời tối khi về đêm", Christopher Conselice, giáo sư vật lý học thiên thể, trường Đại học Nottingham, Anh, giải thích.

Giáo sư Conselice cho biết các nhà thiên văn học khác đã chứng minh sự tồn tại của các đám mây hydro bằng cách nghiên cứu quang phổ của ánh sáng. Tuy nhiên, khi đó họ không biết có các thiên hà ở đằng sau bức tường hydro. Ngoài ra, một số thiên hà nằm rất xa trong vũ trụ, do đó ánh sáng của chúng không thể chạm tới Trái Đất.

"Có thể vẫn còn nhiều vũ trụ, nhiều vật thể đằng sau đường chân trời, giới hạn mà chúng ta có thể nhìn thấy", giáo sư Conselice, nói.

Cập nhật: 16/10/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video