"Bùng nổ" chứng nghiện công nghệ

Sự tăng trưởng theo cấp số nhân của công nghệ di động ngày nay đã làm nảy sinh lo ngại về việc người dùng sẽ trở nên nghiện hoặc sẽ bị sa lầy trong đống ngổn ngang thiết bị và tính năng của chúng.

Một trong những tác động của hiện tượng nói trên chính là việc danh giới giữa công việc và đời sống riêng tư của con người đang dần bị xoá nhoà. Công nghệ thư điện tử và điện thoại di động ngày nay đã tạo ra mối liên hệ 24/7 giữa nhân viên và người quản lý.

Trong khi đó, các chuyên gia nghiên cứu cho rằng hiện tượng này còn có tác động xấu đến cả quá trình ra quyết định của mỗi con người.

Nhưng vẫn có không ít người tin rằng sự xuất hiện của hằng hà vô số hình thức và phương tiện liên lạc mới sẽ giúp cải thiện khả năng xử lý thông tin của con người.

Vấn đề nghiện công nghệ mới đây đã được đưa ra tranh luận tại Hội nghị công nghệ LIFT 07 được tổ chức tại Geneva (Thuỵ Sĩ).

Tốt hay xấu?

"Nó không chỉ có tác động xấu đến khả năng ra quyết định mà cả quá trình ra quyết định của bạn," giáo sư của trường ĐH kinh doanh Northampton (Anh) Nada Kakabadse khẳng định.

"Nó giống như kiểu bạn bị mất đi khả năng cảm nhạn không gian. Chính vì thế mà thay vì đi qua cửa ra vào thì bạn là đâm vào nó. Tình trạng kiểu này sẽ rất dễ khiến bạn gặp phải tai nạn giao thông".

"Nghiện công nghệ di động thường có biểu hiện như lúc nào bạn cũng mang theo thiết bị di động lên giường, đến rạp chiếu phim, đến nhà hát kịch hoặc đi ăn tối. Biểu hiện triệu chứng của nghiện công nghệ cũng giống như bất kỳ một chứng nghiện nào khác. Đó là con người có xu hướng dành nhiều thời gian cho công nghệ hơn là cho gia đình và các hoạt động xã hội".

Nhưng vẫn có một số người cho rằng được cung cấp thông tin đầy đủ và liên tục như ngày nay thực ra lại là một điều vô cùng có lợi cho con người.

Giáo sư Fred Mast của trường ĐH Lausanne phát biểu: "Tôi cho rằng đúng là chúng ta có thể bị quá tải nhưng còn phải tuỳ thuộc vào từng tình huống. Nhưng tôi biết con người chúng ta có thể nhận thức được khả năng của bộ não và sẽ sẵn sàng thay đổi phù hợp với những thách thức mới".

"Những nghiên cứu gần đây cho thấy con người hoàn toàn có thể tự nâng cao khả năng nhận thức của mình giúp họ xử lý thông tin tốt hơn".

Các chuyên gia cũng cho biết mỗi một hình thức công nghệ giao tiếp khác nhau đều có nghi thức riêng của nó. Ví dụ bạn có thể trả lời một email sau 2 ngày nhưng một tin nhắn SMS thì không thể chờ đợi lâu như thế được.

Chuyên gia Stefana Broadbent của Swisscom cho rằng email là phương tiện liên lạc trang trọng nghi thức còn SMS chỉ là hình thức liên lạc cá nhân.

Giáo sư Kakabadse cho rằng giải pháp tốt nhất để tránh mắc phải hiện tượng "quá tải công nghệ" là phải biết sắp xếp thứ tự ưu tiên.

Hoàng Dũng

Theo BBC, VnMedia
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video