Bướm lai giữa hai loài khác nhau

Bướm phượng Appalachian Tiger Swallowtail từng là một loài quý hiếm. Khoảng 100.000 năm trước đây, sự kết hợp giữa hai loài khác nhau đã cho ra đời những con bướm lai đồng thời làm tăng số lượng của chúng, các nhà nghiên cứu cho biết.

>>> Bướm lưỡng tính chào đời
>>> Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Nhóm nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy bằng chứng chứng minh cha mẹ của loài Appalachian chính là bướm Canadian Tiger SwallowtailEastern Tiger Swallowtail. Sự lai giống này không phải là cách truyền thống mà các loài mới được sinh ra.

“Làm thế nào mà loài mới này lại xuất hiện là một trong những câu hỏi trung tâm của sinh học tiến hóa”, nhà nghiên cứu Krushnamegh Kunte đến từ Đại học Harvard nói. “Qúa trình lai tạo khá phổ biến ở thực vật, nhưng có rất ít trường hợp được tiến hành trên động vật”

Bướm Appalachian Tiger Swallowtail (hay còn gọi là Papilio appalachiensis) là một loài bướm ngày thuộc họ bướm phượng chỉ có mặt ở dãy núi Appalachian, chạy dọc theo rìa phía đông Bắc Mỹ.


Một con bướm Appalachian Tiger Swallowtail đực đang hút mật hoa đỗ quyên trên đỉnh Spruce Knob, W.Va.

Cùng dải phân bố với chúng là loài bướm Eastern Tiger Swallowtai. Loài này thích sống ở khu vực có thời tiết ấm áp và ở độ cao thấp hơn. Trong khi đó, bướm phượng Canadian Swallowtail thì ngược lại, chúng thường được tìm thấy ở nơi cao và có khí hậu lạnh hơn.

Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu di truyền của ba loài và xác định được rằng loài Appalachian có chứa gene của cả Eastern Tiger Swallowtail và Canadian Tiger Swallowtail.

Bướm Appalachian đã giữ lại những nét đặc trưng từ cha mẹ chúng, bao gồm khả năng vừa có thể sống ở vùng khí hậu lạnh hơn lại vừa tồn tại được trong vùng ấm hơn.

Những con bướm lai giữa loài Canadian và Eastern nhiều khả năng xuất hiện từ 100.000 năm trước đây. “Đó không phải là một khoảng thời gian quá dài”, ông Kunte, nhà nghiên cứu tại trường Đại học Texas, Austin cho biết. “Nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy rằng con Appalachian đã được phân lập đủ lâu để có một số đặc điểm di truyền khác so với loài cha mẹ của chúng”.

Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng hầu hết các loài được sinh ra từ sự biến hóa dần dần của một loài thành hai nhóm riêng biệt không giống nhau, hoặc từ sự tích tụ những khác biệt di truyền. Có thể đây là cách mà loài bướm phượng Canadian và Eastern trở thành hai loài khác nhau khoảng 600.000 năm trước đây. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí PLoS Genetics.

Theo Livescience, Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video