Cá bơi lên phía bắc khi biển ấm lên

Jeanna Bryner

Khi vùng biển quê hương trở nên quá nóng nực, một số loài cá lại bơi về phía bắc lần đầu tiên trong hàng trăm năm qua để tìm kiếm những vùng biển mát mẻ hơn.

Theo một số nghiên cứu khảo cổ học, bản kê khai thuế, sổ sách nhà thờ và tu viện, những cư dân dưới nước của quá khứ xa xưa được đem ra so sánh với loài cá ngày này thuộc về một thế giới đang dần nóng lên. Kết quả được trình bày chi tiết trên 14 trang giấy trên số đặc biệt của tập san Fisheries Research. Kết quả đã làm sáng tỏ phương thức sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến các ngư trường.

Các mô hình khí hậu của từng khu vực cũng như trên toàn cầu đã dự đoán nhiệt độ không khí và biển sẽ tăng lên khoảng 5,4o F (3o C) trong khoảng 70 đến 100 năm tới.

Đốt sống của các trồng do cư dân bán đảo Scăng-đi-na-vi thời kì đồ đá bắt được. Hai đốt sống của cá trồng hiện đại được mang ra so sánh. (Ảnh minh hoạ: G. Brovad)

Các nhà khoa học đã nghiên cứu xương của cá cổ đại thời tiền sử, giai đoạn trái đất ấm lên vào khoảng năm 7.000 đến năm 3.900 trước Công nguyên tại bán đảo Scăng-đi-na-vi. Họ đã tìm được rất nhiều loài cá sống ở vùng nước ấm như cá trồng hay cá tráp đen, chúng được cho là cư trú chủ yếu ở vùng biển phía nam. Trong khi chúng biến mất trong các ghi chú khảo cổ khi nhiệt độ trở nên mát mẻ, rất nhiều loài đã quay về những vùng biển quanh Đan Mạch khi nhiệt độ tăng lên trong thập kỉ vừa qua.

Một nghiên cứu khác về sinh vật biển trong những thời kì lạnh nhất của trái đất, kỉ Băng Hà Nhỏ, từ 1674 đến 1696. Kết quả cho thấy cá trích sống ở vùng nước lạnh, cá bơn hay lươn là nguồn cung cấp thuỷ sản chính tại biển Baltic vào thời điểm đó. Tuy nhiên, các loài cá sống ở vùng biển ấm như cá rô, các Sandre lại chỉ chiếm chưa đầy 1% sản lượng. Theo các nhà nghiên cứu, những loài cá sống ở vùng biển ấm này hiện đã tương đối phổ biến tại biển Baltic. Điều đó cho thấy chúng bơi về phía bắc khi những vùng biển ở đây trở nên dễ dịu hơn.

Việc đánh bắt quá tuỳ tiện cũng ảnh hưởng lớn đến số lượng các loài cá.

Nhiệt độ biển tăng lên gần đây đã ảnh hưởng đến sự tồn tại của những con cá tuyết nhỏ vùng biển Bắc, nhưng loài cá nước lạnh này vào thời tiền sử ấm áp đã xuất hiện rất nhiều trên bán đảo Scăng-đi-na-vi. Theo các nhà nghiên cứu, áp lực đánh bắt nhỏ hơn trong quá khứ giúp bảo tồn số lượng cá tuyết. Điều đó có nghĩa là số lượng loài cá tuyết có thể sống ở vùng biển Bắc băng giá có thể được duy trì qua giai đoạn biến đổi khí hậu dự đoán xảy ra vào thế kỉ 21.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video