Cá cái giao phối 200 lần nhưng giữ trứng lại cho bạn tình hoàn hảo

Hãy giả bộ cho đến khi bạn thực sự làm được. Cá mút đá cái giao phối hàng trăm lần nhưng bí mật giữ lại trứng cho đến khi chắc chắn bạn tình là xứng đáng với mình.

Theo Newscientist, trong suốt mùa giao phối, cá mút đá suối (Lethenteron kessleri) đực và cái ở Siberia gặp gỡ ở trong những cái tổ đặc biệt ở suối nơi chúng sinh sống. Một con cá cái được cho là giao phối đến 200 lần với 10 con cá đực trở lên.

Cho đến nay, lợi ích của những cuộc đua marathon này đối với cá mút đá cái vẫn chưa được rõ, bởi vì chúng đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Gần đây nhà nghiên cứu Nhật Bản Itsuro Koizumi ở Đại học Hokkaido và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng trong hầu hết những cuộc giao phối, cá mút đá suối cái không phóng ra trứng.


Ảnh chụp màn hình một con cá mút đá.

Những con cá bố tiềm năng dường như không để ý khi đối tác cá cái lừa chúng bằng cách giữ trứng lại, theo nhà nghiên cứu Koizumi, vì chúng vẫn phóng những đám tinh trùng vào trong nước.

Những con cá mút đá cái có nhiều khả năng tham gia vào cuộc giao phối giả khi tham gia cuộc vui cùng với rất nhiều cá đực, gợi ý rằng chúng mới là người kén cá chọn canh với nhiều lựa chọn hơn. Điều này phù hợp với giải thuyết rằng việc giả vờ giao phối cho phép cá cái lựa chọn cha cho những đứa con của mình.

Một số loài chim cái và động vật có vú cái cũng giao phối với nhiều con đực – một quá trình được gọi là sự lựa chọn bí mật. Nhưng với những con cái mút đá cái, điều này liên quan đến lựa chọn tinh trùng một khi nó thực sự ở trong đường sinh sản của con cái. Sự lựa chọn bí mật của con cái trong các loài mà trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể đã chỉ được ghi nhận ở một số ít loài động vật.

Mặc dù vậy trong những cuộc marathon giao phối, cá mút đá có thể không lựa chọn cha cho những đứa con của mình dựa trên sức mạnh của con đực. Thay vào đó, nó có thể liên quan đến việc con đực có thể di chuyển được bao nhiêu hòn đá trong quá trình xây tổ, nhà nghiên cứu Koizumi nói.

Những con cá mút đá suối chỉ phát triển mắt khi trưởng thành và con cái có mắt to hơn con đực – có khả năng bởi chúng cần mắt để lọc ra bạn tình tốt nhất.

Cá mút đá, còn được gọi là cá "ma cà rồng" có chiều dài từ 60cm đến 90cm. Chúng có hình dạng trông giống lươn, nhưng hành vi của chúng lại giống loài đỉa. Với miệng tròn như chiếc đĩa và răng sắc nhọn, cá mút đá bám vào các loài cá khác và hút máu cũng như dịch cơ thể của chúng, khiến nạn nhân suy yếu hoặc tử vong.

Cập nhật: 27/02/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video