Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao có tên khoa học là Pristiformes, là loài cá có họ hàng với cá mập và cá đuối. Kích thước đã từng ghi nhận được cho thấy loài cá này dài từ 5 đến 7 mét và thường nặng khoảng 500 hoặc 600kg. Chúng có tuổi thọ cao, phát triển chậm, trưởng thành muộn và có khả năng sinh sản thấp.

Đây là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm, sống sót từ kỷ Phấn trắng và chúng có thể được tìm thấy trong các vùng nước mặn hay ở các con sông, kênh, rạch. Chúng có chiều dài 7 mét, với những chiếc “cưa” vừa là vũ khí vừa là cơ quan cảm giác giúp chúng cảm nhận được con mồi. Cá đao có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu bị khiêu khích.

Cá đao chỉ sống ở vùng nước nông và lầy lội, có thể được tìm thấy trong cả khu vực nước ngọt và nước mặn. Tất cả các loài cá đao có khả năng di chuyển qua lại giữa khu vực nước ngọt và nước mặn.


Điểm đặc biệt nhất của cá đao là phần mõm dài hình lưỡi cưa.

Điểm đặc biệt nhất của cá đao là phần mõm dài hình lưỡi cưa. Phần mõm được bao phủ bởi các lỗ chân lông nhạy cảm cho phép cá đao phát hiện chuyển động của con mồi ẩn dưới đáy biển. Đồng thời nó cũng được dùng như là một công cụ đào bới để tìm kiếm các động vật giáp xác và vũ khí tự vệ, chống lại sự săn bắt của con người và động vật ăn thịt như cá mập. "Răng" nhô ra từ mõm không phải là răng thực sự, nhưng chúng là các cấu trúc giống như răng đã biến đổi, được gọi là các "răng nhỏ".


 Miệng và lỗ mũi của chúng nằm ở mặt dưới giống như các loài cá đuối.

Cơ thể và đầu của cá đao phẳng, và chúng dành phần lớn thời gian của mình để nằm trên đáy biển. Miệng và lỗ mũi của chúng nằm ở mặt dưới giống như các loài cá đuối. Miệng được lót bằng răng nhỏ, hình vòm để ăn cá nhỏ và động vật giáp xác. Cá đao thở bằng hai lỗ thở phía sau mắt. Lớp da được bao phủ bằng một lớp răng nhỏ xíu bằng chất da, tạo ra một kết cấu thô ráp. Cá đao thường có màu xám nhạt hoặc nâu, riêng cá đao răng nhỏ Đại Tây Dương (Pristis pectinata) có màu xanh ô liu.


Cá đao thở bằng hai lỗ thở phía sau mắt.

Giống như các loài elasmobranchii khác, cá đao thiếu bong bóng và chúng kiểm soát sức nổi bằng một lá gan lớn chứa nhiều dầu. Bộ xương của chúng được cấu tạo bằng chất sụn. Đôi mắt của cá đao không phát triển do môi trường sống trong bùn. Thiết bị cảm giác chính của cá đao là phần mõm. Ruột có hình dạng giống như cái mở nút chai, được gọi là van xoắn ốc.


Thiết bị cảm giác chính của cá đao là phần mõm.

Ông Muhammad Moazzam Khan, Cố vấn Kỹ thuật (Thủy sản Biển), WWF-Pakistan cho biết, trước đây khi cá đao còn phổ biến ở các vùng biển, thịt cá đao từng được xuất khẩu sang Sri Lanka và Hồng Kông cùng với các loại cá mập khác ở dạng tẩm ướp. Chúng xuất hiện nhiều đến mức ngư dân thường dùng các lưỡi cưa của chúng để làm cột mốc trong nhà.

Tất cả các loài cá đao được coi là cực kỳ nguy cấp. Chúng bị săn bắt có thể là do vô tình, do săn bắt để lấy phần mõm hình cưa của chúng (có thể do sự tò mò về chúng), vây (là một món ăn ngon), và dầu gan được sử dụng trong y học dân gian. Nhiều lời đồn đoán cho rằng ăn vây cá đao có thể giúp con người nhìn thấy người từ thế giới bên kia. Tuy nhiên, những lời đồn đoán này đều là vô căn cứ và thiếu tính khoa học.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Cập nhật: 26/08/2024 Theo Lao Động/Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video