Cá kiếm tự “nung nóng” nhãn cầu để săn mồi?

Cá kiếm (ảnh - tên khoa học Xiphias gladius) thường sống ở các vùng biển khơi, nhất là những nơi có nhiệt độ ôn hòa. Tuy nhiên khi săn mồi, loài cá này lại có một khả năng khá đặc biệt là tự “nung nóng” nhãn cầu để dễ dàng phát hiện những con mồi dưới lòng đại dương vốn vô cùng tăm tối.

Theo nhà nghiên cứu hàng đầu nước Anh về các loài cá, tiến sĩ Ian Johnston thuộc Trường đại học St Andrews, cơ quan làm nóng này nằm cạnh đôi mắt cá, có thể tự làm tăng nhiệt độ các mô chung quanh từ 10-15oC, cao hơn nhiệt độ môi trường nước mà cá đang sống.

Dưới đáy biển, nơi nhiệt độ cao nhất chỉ vào khoảng 3oC, song nhãn cầu khi được “làm nóng” sẽ giúp chúng làm việc hiệu quả gấp 10 lần, cho phép cá kiếm bắt được ánh sáng và nhìn thấy con mồi thật nhanh. Bên cạnh đó, khả năng đặc biệt này còn hỗ trợ chúng có thể thoải mái di chuyển sâu xuống đáy biển và mở rộng vùng săn bắt.

Cùng với cá kiếm, khả năng này cũng có ở 22 loài cá khác như cá đao, cá ngừ và một số loài cá mập.

NGUYỄN SINH

Theo Biology News, Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video