Cá mập “ăn chay” đầu tiên trên thế giới

Một con cá mập có tên Florence được nuôi tại Trung tâm sự sống biển quốc gia Birmingham (BSLC, Anh) trở thành cá mập “ăn chay” đầu tiên trên thế giới, tờ Daily Mail đưa tin.

>>> Cá mập phát sáng

“Nàng” cá mập Florence có chiều dài khoảng 1,8m (thuộc loài cá mập Ginglymostoma cirratum) chỉ “ăn chay” như rau diếp, cần tây, dưa chuột và các loại rau khác.


Florence chỉ thích “ăn chay” như các loại rau cải - (Ảnh: BSLC/Daily Mail)

Năm 2009, Florence phải trải qua một cuộc phẫu thuật nguy hiểm để lấy một cái móc câu bị gỉ sét ra khỏi hàm. Sau khi hồi phục, Florence được đưa tới BSLC để chăm sóc và kể từ đó, Florence chỉ thích “ăn chay” mà thôi.

Nhưng trong thực tế, người quản lý Graham Burrows tại BSLC cho biết: “Chúng tôi phải tìm những cách thức để bổ sung protein cho Florence như để miếng thịt kẹp giữa các loại rau”.

Theo trang huffingtonpost.com, Florence không phải là trường hợp đầu tiên một động vật ăn thịt lại không ăn thịt. Đó là vào năm 1950, đôi vợ chồng người Mỹ George và Margaret Westbeau đã cho ra đời tác phẩm viết về một con sư tử cái tên Little Tyke “từ chối” ăn thịt ngay sau khi được sinh ra. George nuôi Little Tyke lớn lên chỉ bằng nguồn thức ăn là sữa, ngũ cốc và trứng.


Cá mập Florence được phẫu thuật lấy móc câu ra khỏi hàm - (Ảnh: BSLC/huffingtonpost.com)


Móc câu được lấy ra - (Ảnh: BSLC/huffingtonpost.com)


Các nhân viên BSLC phải độn thịt vào giữa rau cải để
bổ sung protein cho Florence - (Ảnh: BSLC/Daily Mail)

Cập nhật: 12/01/2018 Theo Tuổi Trẻ, Dailymail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video