Cá mập đói bụng xé xác cá sư tử

Dù cá sư tử có nhiều gai chứa độc nhưng cá mập vẫn ăn nhanh như chớp mà không để bị gai đâm.

Thợ lặn Chad Sinden bắt cá sư tử làm mồi cho cá mập ngoài khơi Bahamas, hôm 27/8. Khi anh giơ chiếc xiên ra, một con cá mập nhanh chóng lao đến cắn sượt qua cá sư tử. Cuối cùng, kẻ đến sau may mắn hơn và giành được con mồi.


Gai của cá sư tử chứa độc có thể gây đau đớn, suy hô hấp nhưng nó không xi nhê gì với cá mập.

Cá sư tử (tên khoa học Pterois) là chi cá biển có độc, vốn sinh sống ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Chúng là động vật xâm lấn ở vùng biển phía tây Đại Tây Dương, biển Caribbean và Địa Trung Hải. Gai của cá sư tử chứa độc có thể gây đau đớn, đổ mồ hôi, suy hô hấp, thậm chí tê liệt.

"Bạn có thể thấy cá mập thử vài lần để ngoạm cá sư tử. Chúng đã học được cách ăn mà không bị gai đâm. Đôi khi có tới 20 con cá mập theo sau tôi và kiên nhẫn chờ đợi. Tôi đã lặn cả nghìn lần với những con cá này và trở nên quen thuộc với chúng. Tuy nhiên, các bạn đừng tự thử nghiệm", Sinden cho biết.

"Tôi có thể lặn tự do, lặn với bình dưỡng khí hoặc lặn dùng ống thở cùng bầy cá mập và chúng không hề bận tâm. Nhưng nếu tôi cầm theo một cây xiên, chúng sẽ lập tức nhận ra. Chúng liên hệ thức ăn với vật dụng này chứ không phải thợ lặn. Cá mập thông minh hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng", anh giải thích.

Cập nhật: 20/09/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video