Cá mập voi cái là “một ngân hàng tinh trùng sống”?

Một phân tích mới về phôi cá mập voi đã gợi ý rằng cá mập voi (hay còn được gọi là cá nhám voi) cái có thể “là một ngân hàng tinh trùng sống” – nơi bảo vệ, giữa gìn tinh trùng sau khi đã giao phối.

Cá mập voi khổng lồ luôn là một đề tài khó với các nhà khoa học, đặc biệt là quá trình giao phối và nuôi con của chúng. Vì thế, phát hiện mới này được coi là cực kì quan trọng, gợi mở ra nhiều định hướng mới trong việc nghiên cứu loài động vật khổng lồ của biển khơi này.

Theo một phân tích di truyền của 29 mẫu phôi từ một con cá mập voi cái được đánh bắt gần Đài Loan vào năm 1995 thì mặc dù các mẫu phôi đang ở trong các giai đoạn phát triển khác nhau song chúng đều có chung một người cha.

Jennifer Schmidt, nhà sinh vật học, Đại học Illinois thận trong đưa ra nhận định rằng: có thể cá mập voi cái đã lưu giữ tinh trùng sau khi giao phối một lần với cá mập voi đực và tiến hành thụ tinh cho các trứng tiếp theo của mình.

Điều này sẽ cung cấp cho cá mập voi cái một loại “bảo hiểm sinh sản” cực kì an toàn và đảm bảo. Chúng sẽ có sẵn tinh trùng trong cơ thể để tiếp tục thụ tinh cho trứng ngay cả khi không gặp được con đực.

Phần lớn cuộc sống của loài cá mập voi diễn ra ở biển sâu, nơi mà các nhà khoa học rất khó để quan sát và nghiên cứu. Đặc biệt, chưa có bất cứ ai nhìn thấy một cặp đôi cá mập voi.

Các con cái mang thai cũng không phải là điều có thể thường gặp. Lần đầu tiên (trong ba lần được ghi nhận) là vào năm 1995 tại Đài Loan. Con cá mập voi cái này có 304 phôi tha trong tử cung với sự phát triển khác nhau của mỗi phôi thai.

Thông thường, cá mập có thể mang nhiều phôi trong cùng một thời điểm. Bằng cách sinh nhiều con cùng một lúc, cá mập làm giảm thiểu nguy cơ con của chúng sẽ trở thành thức ăn cho kẻ thù.

29 mẫu phôi và những giả thiết

Sau 15 năm, chỉ có 29 phôi thai được lưu giữ đông lạnh. Tuy nhiên, chúng đã đem lại những phát hiện rất mới trong khoa học di truyền. Bằng các phân tích di truyền, các nhà nghiên cứu có thể xác định được rằng tất cả các phôi cá mập voi này rất có thể có cùng một người cha.

Phát hiện này gây ngạc nhiên rất nhiều cho các nhà nghiên cứu. Bởi vì, hầu hết cá mập đã được nghiên cứu đều sinh ra những con cá mập con sau khi giao phối với nhiều con đực cùng một lúc.


Cá mập voi sống trong điều kiện nuôi nhốt thường khó đảm bảo độ tuổi và đời sống tình dục trưởng thành. (Ảnh: Internet)

Mặc dù, rất có thể, cá mập voi cái đã giao phối thêm các lần khác nữa theo các khoảng thời gian khác nhau, được sắp xếp như kiểu mối quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, nhận định nghiêng về việc cá mập voi cái đã lưu giữ tinh trùng của cá mập voi đực sau một lần giao phối để tiếp tục thụ tinh cho trứng của mình.

Schmidt không chắc chắn là cá mập voi có thể lưu giữ tinh trùng trong khoảng thời gian bao lâu hoặc sau bao nhiêu lần chúng giao phối. Việc nghiên cứu thông qua một cá thể cá mập voi duy nhất không thể đảm bảo cho một kết quả chính xác tuyệt đối.

Có thể xảy ra trường hợp rằng những mẫu phôi không lưu giữ được để nghiên cứu là của một con cá mập cha khác. Hay, con cái mập voi cái đã giao phối với nhiều con cá mập voi đực khác song không thể thụ tinh được.

Một giả thiết nữa là có hai con cá mập voi đực có DNA gần giống như nhau đã giao phối với cá mập voi cái và các nghiên cứu đã bỏ sót sự khác nhau giữa những mẫu phôi đó. Chính do đó, việc nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành để có thể tìm ra kết quả chính xác nhất.

Tuy nhiên, việc mở rộng nghiên cứu vấn đề này cũng gặp rất nhiều những khó khắn. Theo Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế, cá mập voi được xem là một trong những loài động vật “dễ bị tổn thương”. Loài động vật khổng lồ này được bảo vệ và nghiêm cấm săn bắt trên toàn thế giới.

Thêm vào đó, những cá thể sống trong môi trường nuôi nhốt ở các bể cá thường dưới 25 năm tuổi và chưa có một đời sống tình dục trưởng thành. Cá mập voi cái trưởng thành thường chỉ sống tập trung tại một số nơi như vùng biển Cortez và khu vực biển gần quần đảo Galapagos. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để có thể nghiên cứu những con cá mập voi mang thai tại ngay môi trường đó.

Cập nhật: 06/01/2016 Theo Livescience, Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video