Cá nhà táng ăn trộm của người

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện cảnh một đàn cá nhà táng gỡ trộm cá tuyết khỏi lưới câu của ngư dân ở ngoài khơi bang Alaska, Mỹ. 

Hai con cá tuyết bị mắc vào lưỡi câu. Ảnh: National Geographic.


Ở độ sâu khoảng 100 m, những con vật khổng lồ giật một đầu lưới để giải phóng con cá tuyết ngon lành ở đầu kia. Hành vi này - giống như việc ai đó rung cây để táo rụng – được ghi lại bởi các camera gắn với lưới. Từ trước tới nay các nhà khoa học chưa từng chứng kiến hành động tương tự vì cá nhà táng thường săn mồi ở độ sâu tới 2.000 m – nơi các thiết bị ghi hình trở nên vô dụng bởi bóng tối.

Các nhà khoa học của Viện Hải dương học Scripps (Mỹ), đã gắn các camera và máy ghi âm vào lưới câu để tìm hiểu mối tương quan giữa kích thước của cá nhà táng và âm thanh mà chúng phát ra. Vì thế mà việc họ nhìn thấy chúng ăn trộm cá là phát hiện hoàn toàn tình cờ.

“Khi một con cá nhà táng lọt vào khung hình, tôi cảm thấy như tim đang ngừng đập. Chúng tôi đã chờ đợi khoảnh khắc đó trong suốt nhiều năm”, Aarone Thode, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, thổ lộ. 

Con cá nhà táng cắn nhẹ lưới và lắc. Sau vài cú lắc, một con cá tuyết tuột khỏi lưỡi câu. Ảnh: National Geographic.


Mặc dù sở hữu bộ não khổng lồ, cá nhà táng không phải là loài có khả năng thực hiện những động tác khéo léo. Vì thế, việc chúng giật lưới câu để giải phóng cá là giải pháp hợp lý nhất.

Thode cho biết, những con cá nhà táng phát ra những tiếng lách cách. Độ lớn của âm thanh tăng lên khi chúng tới gần lưới. Ông khẳng định chưa có loài động vật nào phát ra âm thanh lớn như vậy ở độ sâu 100 m.

Phát hiện của Viện Hải dương học Scripps đã khiến Cơ quan bảo tồn cá biển Mỹ lên kế hoạch đưa máy quay và máy ghi âm trong những cuộc khảo sát cá tuyết để phát hiện hành vi "ăn cắp" của cá nhà táng. Việc thu thập dữ liệu về hành vi của cá nhà táng có thể giúp ngư dân giảm thiểu tổn thất khi đánh bắt trên biển. Thode cho rằng nếu các nhà khoa học không tìm ra biện pháp đối phó với tình trạng này, sự giành giật cá giữa ngư dân và cá nhà táng sẽ còn tiếp diễn do số lượng cá tuyết đang giảm dần.

Theo VnExpress (National Geographic)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video