Cả Thanh Đông Lăng bị trộm càn quét, vì sao lăng Thuận Trị vẫn nguyên vẹn?

Giữa một quần thể Thanh Đông Lăng bị bọn trộm mộ tàn phá, Hiếu Lăng của Hoàng đế Thuận Trị vẫn hiên ngang, nguyên vẹn như ban đầu.

Thanh Đông Lăng là quần thể lăng mộ hoàng gia của triều đại nhà Thanh nằm ở Tuân Hóa, Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, cách 125 km về phía đông bắc thủ đô Bắc Kinh. Quần thể lăng mộ này được bao quanh bởi các dãy núi và trải dài trên khu vực có diện tích 80km2.

Thanh Đông Lăng được chọn làm nơi chôn cất của 5 vị hoàng đế nhà Thanh là Hoàng đế Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong và Đồng Trị. Đây cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của 15 vị hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa.


Sơ đồ Thanh Đông Lăng. (Nguồn: Internet).

Đây là quần thể lăng mộ lớn nhất còn tồn tại ở Trung Quốc, được bảo quản tương đối tốt so với lăng Thập tam lăng của nhà Minh hay các lăng mộ triều Hán. Tuy nhiên qua hàng trăm năm lịch sử với những biến động xã hội liên miên, do là quần thể mộ lộ thiên, công khai nên Thanh Đông Lăng đã trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ trộm mộ.

Hơn 30 lăng mộ trong quần thể này từng bị cướp phá vô cùng nghiêm trọng. Song bằng một cách thần kỳ nào đó lăng mộ của Hoàng đế Thuận Trị vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu.

Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia tìm đến bia đá ghi lại cuộc đời Hoàng đế Thuận Trị trong Thanh Đông Lăng. Bia đá không chỉ lưu lại công lao của ông khi còn tại vị mà còn cho hậu thế biết được quá trình xây dựng lăng. Trong đó đặc biệt có một đoạn ghi: Hoàng đế có chiếu chỉ không được hoang phí tiền bạc trang hoàng lại lăng mộ, không mang theo đồ tùy táng.


Hoàng đế Thuận Trị là vị hoàng đế vị hoàng đế thứ hai của nhà Thanh, ông đồng thời là người đầu tiên cai trị Trung Quốc sau khi Đại Thanh nhập quan. (Ảnh: Sohu)

Khác với đa số vương tôn quý tộc thời xưa luôn chuẩn bị cho mình một lăng mộ xa hoa để tiếp tục cuộc sống vương giả ở thế giới bên kia, Hoàng đế Thuận Trị trước khi chết đã yêu cầu không được chôn theo đồ tùy táng.

Hậu thế cho rằng nguyên nhân một phần do Hoàng đế Thuận Trị trị vì nhà Thanh trong giai đoạn đầu thống nhất còn nhiều gian nan. Ông không muốn đất nước vừa vững vàng lại phải lao đao vì việc xây lăng và cung phụng cho mình. Con trai ông là Hoàng đế Khang Hi vì muốn thỏa mãn nguyện vọng của cha mình cũng chỉ để tâm đến việc trùng tu lăng mộ một cách kiên cố mà không chôn theo đồ tùy táng.

Cũng có lời đồn cho rằng Hoàng đế Thuận Trị tuy là vua của một nước nhưng lòng lại luôn hướng về nhà Phật. Bản thân ông cuối đời cũng muốn xuất gia, nên đã chọn cho mình một nơi an nghỉ đạm bạc thanh tịnh nhất có thể. Một lăng mộ như vậy tất nhiên không nằm trong tầm ngắm của những kẻ trộm mộ, nhất là khi xung quanh nó còn có rất nhiều ngôi mộ quý giá khác.

Vào thời Trung Hoa Dân Quốc, cũng có những kẻ trộm mộ muốn thử vận may của bản thân thế nhưng ngay cả khi dùng thuốc nổ họ cũng không thể phá được cửa lăng.

Họ không dám kiên trì bỏ ra cái giá đắt hơn để nhận lại một lăng mộ ngoài hài cốt ra thì không có gì giá trị. Vì lý do này, Hiếu Lăng đã sống sót hoàn hảo từ năm này qua năm khác, từ cuộc chiến này đến cuộc chiến khác cho tới ngày nay.

Cập nhật: 20/08/2021 Theo DNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video