Các bác sĩ giải thích hiện tượng em bé vừa sinh ra đã bước đi

Tưởng như là một điều thần kỳ khi một em bé sơ sinh đã biết bước đi nhưng lời giải thích khoa học lại đơn giản đến không ngờ.

Làm sao có thể tin được một em bé vừa chào đời đã có thể bước đi chỉ bằng việc bám vào cánh tay của cô y tá? Từng bước một chắc chắn, tiến về phía trước như thể em bé này đã 4-5 tháng tuổi rồi vậy. Chính vì sự khó tin đó, mà ngay khi xuất hiện từ một trang facebook cá nhân ở Brazil, clip này đã thu hút hơn 71 triệu lượt xem chỉ sau vài ngày đăng tải:


Từng bước, từng bước, em bé sơ sinh tiến về phía trước trong sự ngỡ ngàng.

Một loạt các trang fanpage, báo mạng đã không ngừng đưa tin về hiện tượng kỳ lạ này kèm theo hàng triệu bình luận ngạc nhiên của cư dân mạng. Hầu hết mọi người đều không thể tin là có em bé sơ sinh nào đó lại cứng cáp một cách thần kỳ như thế, vừa chui ra khỏi bụng mẹ là đã bước đi được như thể đã quá sẵn sàng để làm một vận động viên chạy marathon trong tương lai.

Nhiều bình luận hài hước đã được đưa ra. Có người tự hỏi liệu đôi chân khỏe mạnh này khi ở trong bụng mẹ đã đạp nhiều và kinh khủng ra sao. Có người lại nhớ về việc em bé nào đó đã mở mắt và cười lúc mới sinh ra thay vì nhắm chặt mắt và khóc… Mặt khác, cũng không ít bình luận cho rằng việc để em bé mới sinh bước đi như vậy là không tốt và nữ y tá hoàn toàn không chuyên nghiệp hay quá mạo hiểm.


Em bé sơ sinh bước đi từng bước một.

Tuy nhiên, trước hiện tượng tưởng chừng như rất kỳ lạ và hiếm gặp này, Trung tâm y tế Đại học Rochester (University of Rochester Medical Center), Hoa Kỳ lại đưa ra lời giải thích hết sức “bình thường” rằng: “Việc “bước đi” không phải là một điều kỳ diệu mà là một trong những phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh”.

Các em bé khi được sinh ra đã có "phản xạ bước đi" (stepping reflex). Chỉ cần được người lớn xốc nách, đỡ đứng thẳng và để cho chân bé chạm một bề mặt nào đó, bé sẽ có biểu hiện bước đi từng bước một, chân nọ nối tiếp chân kia. Phản xạ này sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi. Nó giúp trẻ phát triển và tồn tại, tuy nhiên nó không dự báo sớm về ngày biết đi thực sự của trẻ.

Phản xạ bước đi là dấu hiệu phát triển tự nhiên, bên cạnh một số phản xạ khác ở trẻ sơ sinh như: Phản xạ khi sợ hãi (moro), phản xạ bàn chân (babinski), phản xạ vùng miệng (rooting), phản xạ nắm chặt bàn tay (palmar), phản ứng phòng vệ khi bị xoay vùng cổ (tonic neck),…

Cập nhật: 30/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video