Các loại củ quả trước khi được con người thuần hóa trông như thế nào?

Trải qua hàng ngàn nghìn, với kỹ thuật chọn giống, con người đã tạo ra các loại cây trồng khác xa với tổ tiên của chúng.

Theo Science Alert, khác với biến đổi gene (GMO), kỹ thuật trực tiếp kết nối các gene từ các sinh vật khác (như vi khuẩn) với cây trồng để tạo ra các đặc điểm theo ý muốn, như kháng sâu bệnh, chọn giống là quá trình diễn ra chậm hơn. Nông dân phải chọn giống và nuôi trồng các loại cây theo thời gian. Tới nay, nhiều loại cây ăn trái và lương thực đã khác rất xa so với tổ tiên của chúng.


Đây là bức vẽ dưa hấu vào thế kỷ 17 của Giovanni Stanchi, khác rất xa so với dưa hấu ngày nay.Từ mặt cắt của quả dưa có thể thấy cấu trúc bên trong nó gồm có 6 phần hình tam giác xoáy. Tuy có ý kiến nghi ngờ rằng có thể đây là dưa chưa chín hoặc bị khô, nhưng nếu quan sát màu đen của hạt thì có thể thấy đây là bức vẽ dưa đã chín. (Ảnh: Wikimedia Commons)


Theo thời gian, con người đã tạo ra giống dưa hấu có phần thịt quả màu đỏ tươi, như trên hình, thậm chí là có cả giống dưa hấu không hạt. (Ảnh: Scott Ehardt/Wikimedia)


Chuối có thể bắt đầu được trồng cách đây 7.000 tới 10.000 năm, ở khu vực mà ngày nay là Papua New Guinea. Chúng cũng được trồng cả ở Đông Nam Á. Chuối ngày nay có gốc gác từ hai loài chuối hoang, Musa acuminata và Musa balbisiana như trong hình. Giống chuối này ít thịt, có hạt cứng. (Ảnh: Wikipedia)


Chuối ngày nay. (Ảnh: Domiriel/Flickr Creative Commons). Chuối ngày nay, với hình dạng dễ cầm nắm bằng tay, vỏ có thể bóc được. So với tổ tiên, chúng có hạt nhỏ hơn rất nhiều, thơm ngon và nhiều dinh dưỡng hơn.


Cà tím hoang. (Ảnh: Botanic Stories)

Trong suốt lịch sử, cà tím có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, như trắng, xanh, tím, vàng. Chúng được trồng sớm nhất ở Trung Quốc. Giống cà tím nguyên thủy có gai ở cuống hoa.


Cà tím ngày ngay. (Ảnh: YoAmes/Flickr)

Quá trình chọn giống đã loại bỏ phần gai, cho chúng ta các quả cà tím lớn hơn, thuôn dài, màu tím, có thể thấy ở mọi nơi bán rau củ.


Cà rốt hoang. (Ảnh: Genetic Literacy Program)

Cà rốt được biết đến trồng sớm nhất ở Ba Tư và Tiểu Á, vào khoảng thế kỷ thứ 10. Ban đầu, thân chúng có màu tím hoặc trắng với phần rễ nhỏ, chia nhiều nhánh như trên hình. Phần màu tím sau đó biến đổi thành màu vàng.


Cà rốt ngày nay. (Ảnh: TTL media/Shutterstock.com)

Nông dân đã cải tạo loại cà rốt rễ nhỏ, trắng có mùi nồng, hai năm ra hoa một lần thành loại cà rốt rễ màu cam ăn được, thu hoạch hàng năm vào mùa đông.


Ngô cổ. (Ảnh: Living Crop Museum)

Ví dụ điển hình nhất về quá trình chọn giống. Giống ngô ngọt Bắc Mỹ được tạo ra từ loại cây teosinte gần như không thể dùng làm thực phẩm. Ngô tự nhiên như trên hình bắt đầu được con người trồng vào khoảng năm 7.000 trước Công nguyên, có vị giống khoai tây sống phơi khô, theo giáo viên hóa học James Kennedy.


Ngô ngày nay. (Ảnh: Rosana Prada/Flickr)

Ngày nay, bắp ngô to hơn bắp ngô 9.000 năm trước khoảng 1.000 lần, dễ trồng và bóc vỏ. Nó chứa 6,6% đường, so với chỉ 1,9% của ngô cổ, theo Kennedy. Sự thay đổi này bắt đầu vào khoảng thế kỷ 15, khi người châu Âu bắt đầu trồng ngô.


Đào tự nhiên, năm 4.000 trước Công nguyên. (Ảnh: James Kennedy)

Đào tự nhiên bắt đầu được người Trung Quốc trồng khoảng năm 4.000 trước Công Nguyên, phần thịt quả ít, có vị sạn như đất, hơi mặn, chua, ngọt kết hợp, theo Kennedy.


Đào ngày nay. (Ảnh: James Kennedy)

Sau hàng ngàn năm chọn giống, đào ngày nay to hơn 64 lần, nhiều nước hơn 27% và ngọt hơn 4 lần.

Cập nhật: 03/02/2016 Theo VnExpress.net
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video