Các nhà khoa học cảnh báo đại dương đang bắt đầu "mất trí nhớ"

Khí hậu Trái đất thay đổi, các đại dương trên thế giới cũng có những thay đổi bất thường, không chỉ về nhiệt độ mà còn cả cấu trúc, dòng chảy và màu sắc. Các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng đại dương "mất trí nhớ".

Trong một bài báo trên tạp chí khoa học Science Advances, nhà nghiên cứu khí hậu Hui Shi từ Viện Farallon ở thành phố Petaluma, bang California (Mỹ) giải thích: "Không giống như thời tiết, có thể thay đổi dữ dội và nhanh chóng hằng ngày, các đại dương trên Trái đất thường chỉ có những thay đổi nhỏ trong suốt cả tuần. Sự bền bỉ này được gọi là "bộ nhớ" hoặc "ký ức" đại dương". 


Trí nhớ của đại dương là nguồn gốc của khả năng dự đoán tương lai hệ thống khí hậu ở Trái đất - (Ảnh: ANIMAL HOSPITALS NEWSPAPER)

Theo nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Shi, ký ức này có liên quan đến độ dày của lớp hỗn hợp trên cùng của đại dương. Hằng năm, "bộ nhớ" đại dương ghi nhận nhiệt độ trên lớp mặt nước biển.

Nhóm đã nghiên cứu nhiệt độ bề mặt nước biển (SSTs) ở lớp nông trên cùng của đại dương, được gọi là lớp hỗn hợp trên cùng của đại dương (MLD). 

Bất chấp độ nông sâu tương đối của MLD (chỉ kéo dài đến độ sâu khoảng 50m so với bề mặt đại dương), lớp nước trên cùng của đại dương luôn thể hiện sự bền bỉ của quán tính nhiệt - khả năng tích trữ năng lượng để giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong một thời gian.

Mô hình tính toán của các nhà nghiên cứu cho thấy từ nay đến cuối thế kỷ, hiệu ứng 'bộ nhớ' của quán tính nhiệt ở lớp hỗn hợp trên cùng của đại dương sẽ giảm trên toàn cầu. Điều này tương ứng với dự đoán của các nhà khoa học toàn cầu về sự thay đổi nhiệt độ trên Trái đất sẽ lớn hơn đáng kể trong những thập kỷ tới.

Ông Shi cho biết nhóm nghiên cứu phát hiện ra hiện tượng này bằng cách kiểm tra sự tương đồng về nhiệt độ bề mặt đại dương từ năm này sang năm khác, như một thước đo đơn giản cho "bộ nhớ" của đại dương.

Theo nghiên cứu, các hiệu ứng xô đẩy trong MLD sẽ tạo ra mức độ trộn nước lớn hơn ở lớp hỗn hợp trên cùng của đại dương, làm mỏng đi lớp nước trên cùng. Điều này sẽ làm giảm khả năng quán tính nhiệt của đại dương, khiến phần trên đại dương dễ bị ảnh hưởng bởi các nhiệt độ dị thường.

Một lưu ý khác, sự suy giảm trí nhớ của đại dương sẽ khiến các nhà khoa học khó dự báo diễn biến sắp tới của đại dương. Điều này sẽ cản trở khả năng dự báo gió mùa, sóng nhiệt biển (MHW) và các thời kỳ thời tiết khắc nghiệt.

Dự báo thời tiết trái đất sẽ khắc nghiệt hơn trong tương lai. Do đó, nhu cầu dự báo chính xác các phép đo như nhiệt độ đại dương, lượng mưa và các dị thường trong khí quyển trở nên ngày một quan trọng hơn.

Tuy nhiên, nếu đại dương "mất trí nhớ" dẫn tới các phép đo sai, khiến chúng ta có nguy cơ đi theo hướng nghiên cứu khác, theo các nhà nghiên cứu.

Cập nhật: 17/05/2022 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video