Các nhà khoa học Nhật thử nghiệm thành công máu nhân tạo trên thỏ

Con người vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thứ gọi là máu nhân tạo để giúp điều trị chấn thương dễ dàng hơn. Tuy nhiên làm sao để tạo ra máu nhân tạo có thể mang theo oxy và an toàn với con người vẫn là một mục tiêu xa vời với khoa học hiện nay.

Đã từng có nhiều nghiên cứu về chất thay thế máu dựa vào huyết sắc tố. Mặc dù các nghiên cứu đó được đánh giá rất hứa hẹn nhưng thực tế đã chứng minh chúng rất độc hại với các cơ quan trong cơ thể người.


Các nhà khoa học Nhật đã chế tạo ra tế bào hồng cầu và tiểu cầu nhân tạo.

Tất nhiên, các nhà khoa học chưa bao giờ ngừng nuôi hy vọng tìm được một chất thay thế máu và tiểu cầu để cứu sống con người. Và trong một nỗ lực tìm kiếm như vậy, các nhà khoa học Nhật Bản đã bắt đầu nhìn thấy "ánh sáng nươi cuối con đường".

Theo nhật báo Asahi Shimbun, các nhà khoa học tại Bệnh viện Đại học Y quốc phòng Nhật Bản đã phát triển và thử nghiệm thành công máu nhân tạo trên thỏ.

Nhóm nghiên cứu của tiến sỹ người Nhật gồm: Kohsuke Hagisawa, Manabu Kinoshita, Masato Takikawa, Shinji Takeoka, Daizoh Saitoh, Shuhji Seki và Hiromi Sakai là những người đã chế tạo ra tế bào hồng cầu và tiểu cầu nhân tạo. Chúng bao gồm các chất mang oxy và chất cầm máu, tất cả được gói gọn trong các túi gọi là liposome. Khi họ truyền máu cho những con thỏ bị thương nặng, sáu trong số mười con thỏ đã sống sót. Đó là một tỷ lệ sống tương đối cao đối với những con thỏ được truyền một loại máu không phải là máu thực sự.

Đặc biệt những con thỏ được truyền máu cũng không có hiện tượng đông máu hay bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào khác.


Máu nhân tạo có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong hơn một năm và không phụ thuộc nhóm máu.

Thông thường các tế bào hồng cầu mang oxy chỉ có thể lưu trữ được ở nhiệt độ thấp trong khoảng 20 ngày. Trong khi tiểu cầu chỉ có thể tồn tại ở nhiệt độ phòng trong khoảng tối đa 4 ngày. Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên cấp cứu cũng không thể tiến hành truyền máu mà không biết nhóm máu của bệnh nhân.

Nhưng với máu nhân tạo này, nó có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong hơn một năm và không phụ thuộc nhóm máu. Nếu được thương mại hóa, các bệnh viện có thể sử dụng nó để truyền cho bệnh nhân mà không lo tình trạng thiếu máu, qua đó làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.

Phó giáo sư Manabu Kinoshita thuộc Đại học Y quốc phòng của Nhật Bản cho biết: "Có những hòn đảo xa xôi và những khu vực khác không thể tiếp cận và phân phối máu được. Với máu nhân tạo, chúng ta có thể cứu sống được những người trước đây tưởng chừng không thể cứu được".

Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Transfusion của Hiệp hội Ngân hàng Máu nước Mỹ mới đây.

Cập nhật: 16/09/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video