Các nhà khoa học phát triển thành công phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư nhạy hơn 10.000 lần hiện tại

Những căn bệnh như ung thư tuyến giáp, tiểu đường tuýp 1 và HIV thường rất khó để chẩn đoạn trong giai đoạn đầu ủ bệnh. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ sớm có giải pháp.

Những nhà nghiên cứu từ đại học Stanford đã phát triển một kỹ thuật mới để thử nghiệm với độ nhạy bén hơn gấp 10.000 lần so với những bài kiểm tra đang được áp dụng. Nhóm tác giả đã công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí Central Science của hội hóa học Hoa Kỳ.


Việc chẩn đoán các căn bệnh nguy hiểm có thể được tiến hành nhanh chóng trong giai đoạn đầu ủ bệnh.

Khi chúng ta ốm với các triệu chứng như cảm lạnh hoặc cúm, hoặc những căn bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư, cơ thể chúng ta sản sinh ra chất hóa học được gọi là kháng thể. Các kháng thể dễ dàng được tìm thấy trong máu hoặc nước bọt. Những kháng thể này được sản xuất nhằm phản hồi những kháng nguyên, cũng là những chất hóa học trong hệ miễn dịch giúp phát hiện và ngăn chặn những chất lạ xâm hại cơ thể.

Mỗi kháng nguyên tương thích với những kháng thể riêng. Nếu bác sỹ biết được chính xác loại kháng thể, họ có thể đưa ra thông tin cụ thể về nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe của người bệnh. Vấn đề nằm ở chỗ trong giai đoạn đầu của bệnh, hệ thống miễn dịch của chúng ta chưa tạo ra đủ lượng kháng thể để phát hiện. Thông thường, bệnh nhân chỉ được chẩn đoán mắc bệnh khi tình trạng bệnh đã tiến triển và xuất hiện các triệu chứng.

Kiểm tra kháng thể trong cơ thể là một thử thách bởi vì kháng thể thực chất là một loại protein, trái ngược lại với thông tin di truyền; Peter Robinson, nghiên cứu sinh tại Standford, đồng tác giả của nghiên cứu đã giải thích. Thông tin di truyền có thể dễ dàng tìm kiếm bởi vì các nhà khoa học sẽ nhân bản các đoạn DNA hoặc RNA ra hàng triệu lần vì thế chúng có thể dễ dàng phát hiện. Tuy nhiên, chưa có phương pháp nhanh chóng và hiệu quả để nhân đôi các protein như kháng thể và khiến chúng được kiểm tra nhanh chóng hơn.

Theo phương pháp của Robinson, anh và đồng nghiệp đã lấy một phần kháng nguyên ung thư tuyến giáp và thêm một đoạn DNA cụ thể vào những kháng nguyên này để sử dụng như một thang chuẩn. Mặc dù họ không thể nhân đôi protein, họ có thể nhân đôi những thang chuẩn DNA. Các kháng thể sau đó xâm nhập vào kháng nguyên, tập hợp tất cả thang chuẩn DNA lại. Sau một chuỗi những phản ứng hóa học, tất cả các thang chuẩn DNA có thể được nhân bản và một lượng lớn các thang chuẩn DNA chỉ ra sự tồn tại của các kháng thể. Nếu ai đó khỏe mạnh, sẽ không có kháng thể hay các thang chuẩn DNA nào được nhân đôi.


Thay vì sử dụng các phương pháp phức tạp, chẩn đoán ung thư sẽ dễ dàng hơn và an toàn cho người bệnh.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng bài kiểm tra này nhạy bén hơn từ 800 đến 10.000 lần so với các phép thử đang được sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không cần quá nhiều các kháng thể và kháng nguyên để phát hiện một căn bệnh. Phần lớn các bài kiểm tra hiện tại- được gọi là immunoassays - sử dụng phương pháp tìm kiếm một chất hóa học gắn với kháng thể, sau đó chạy một chuỗi các bài kiểm tra để định vị những chất hóa học dễ tìm.

Điểm khác biệt và ưu việt của phương pháp phát hiện ung thư này so với các phương pháp truyền thống khác là việc không cần sử dụng đến các liệu pháp xạ trị và hoàn toàn có thể tiến hành tại bệnh viện, Robinson khẳng định. Thay vì mất từ hai đến ba tuần để kiểm tra lại kết quả chẩn đoán, phương pháp này chỉ tiêu tốn từ hai đến ba giờ. Theo kế hoạch, phương pháp mới sẽ sớm được triển khai trong vòng hai năm tới.

Cập nhật: 30/03/2016 Theo genK.vn
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video