Các nhà nghiên cứu Ba Lan chế tạo "súng thần công" chống khói mù

Trong cuộc chiến chống khói mù, một nhóm nhà khoa học thử nghiệm thiết bị "súng thần công" sử dụng sóng âm để đẩy hạt độc hại lên cao nhằm giúp người dân hít thở.

Lắp đặt trên đỉnh một container kim loại, thiết bị thí nghiệm bao gồm một chóp lớn úp ngược tạo ra tiếng động lớn cách 6 giây một lần. Mục tiêu là xua khói mù khỏi Kalwaria Zebrzydowska. Giống như nhiều thị trấn và thành phố khác ở Ba Lan, nơi đây đang đối mặt với vấn đề khói mù vào mỗi mùa đông khi người dân đốt các hệ thống sưởi gây ô nhiễm mạnh. Khi Mặt Trời lặn, khói mù lan tràn khắp thị trấn trong lúc những ống khói nhà dân tỏa khói dày đặc.


Các nhà nghiên cứu thử nghiệm thiết bị chống khói mù. (Ảnh: AFP)

Ba Lan là một trong những quốc gia ô nhiễm, vượt xa tiêu chuẩn của châu Âu vào thời gian khói mù nặng nề nhất trong năm. Bằng cách tạo ra sóng âm, các nhà nghiên cứu cho biết "súng thần công" giúp giảm mật độ hạt PM2.5 và PM10 gây hại trong không khí ở thị trấn.

"Chúng tôi sử dụng một sóng xung kích thẳng đứng tạo bằng cách đốt acetylene và không khí", Dominik Grybos đến từ Viện Hàn lâm Mỏ và Luyện kim ở Krakow, một trong các nhà phát minh của hệ thống, cho biết. "Sóng đẩy không khí ô nhiễm lên cao hơn".

Hạt độc hại bị đẩy lên cao hơn vài trăm mét, khiến chúng trở nên vô hại đối với cư dân. "Chúng tôi nhận thấy nếu sử dụng súng thần công trong 0,5 - 1 giờ, ô nhiễm sẽ giảm 15 - 30% trong bán kính 2 - 3 km từ nơi đặt súng", Grybos cho biết. Theo anh, tác dụng kéo dài trong 1 - 3 giờ.

Nhóm nghiên cứu đang tìm cách tính toán tần số cần thiết để nổ súng, cũng như thời gian của toàn bộ quá trình. Chi phí sử dụng ước tính vào khoảng 250 - 375 USD cho một giờ. Grybos hy vọng phát minh có thể dùng trong ứng dụng thương mại, đặc biệt ở Ba Lan.

Cư dân địa phương rất hưởng ứng ý tưởng phát minh. "Khói mù ở đây rất nặng nề. Nếu phát minh có thể giúp ích, hãy để họ thử nghiệm", Jolanta Walkowicz, kế toán 43 tuổi ở Kalwaria Zebrzydowska, cho biết. "Chúng tôi hầu như không nghe thấy âm thanh. Nó giống như pháo hoa vụt tắt vậy".

Cập nhật: 22/01/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video