Các phi hành gia có thể được ăn cá trên Mặt trăng?

Trứng cá vược đang được thử nghiệm để chúng có thể tồn tại trong chuyến du hành trên Mặt trăng, cung cấp thức ăn cho các nhà khoa học làm việc trên hành tinh này.

Các phi hành gia trong tương lai sẽ thực hành nuôi trồng thủy sản trên Mặt trăng? Đây là câu hỏi được nhiều nhà nghiên cứu Pháp đang cố gắng giải đáp, họ vừa thử nghiệm khả năng chống chịu của trứng cá vược trước những thay đổi về trọng lực.

Một chế độ ăn uống cân bằng

Vào năm 2019, nhà nghiên cứu chuyên về nuôi trồng thủy sản Cyrille Przybyla, Viện nghiên cứu Khai thác Biển Quốc gia Pháp đã khởi xướng chương trình Lunar Hatch, đáp lại lời kêu gọi ý tưởng từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) lắp đặt một căn cứ trên Mặt trăng.

Cyrille Przybyla chia sẻ: "Với sự hồi sinh cuộc đua lên Mặt trăng, chúng tôi tự hỏi làm cách nào để khiến mọi người có thực phẩm để sử dụng. 

Ngày nay, tất cả các quốc gia đang nghiên cứu món salad hoặc cà chua trong không gian. Nhưng các chất xơ và axit amin quan trọng có nguồn gốc động vật sẽ bị thiếu để có một chế độ ăn uống cân bằng đối với những người làm việc trên hành tinh này". 


Trứng cá đang được thử nghiệm để có thể nuôi trồng trên Mặt trăng trong tương lai. (Ảnh minh họa: Science et Avenir).

Ý tưởng của ông là gửi tới vệ tinh Trái đất một bể cá nhỏ chứa 200 quả trứng cá. Sau đó, cá sẽ phát triển trong một hệ thống nuôi trồng thủy sản khép kín sử dụng nước khai thác trên Mặt trăng.

Nhà sinh vật học giải thích: "Hiện tại, các nhà khoa học không biết chất lượng nước này, nhưng các sứ mệnh tới đây giúp chúng tôi phân tích để có thể hiểu về đặc tính của chúng, làm sao để cho cá có thể tồn tại được". 

Nước được tìm thấy trong Hệ Mặt trời cho đến nay luôn là nước mặn, chính vì thế nó phù hợp xu hướng với loài cá nước mặn chẳng hạn như cá vược, một loài cá thí nghiệm để nuôi trồng thủy sản trên Mặt trăng.

Nhưng trước khi xây dựng hệ thống nuôi trồng thủy sản, các nhà nghiên cứu phải đảm bảo rằng cá có khả năng thực hiện thành công chuyến du hành lên hành tinh này.

Siêu hấp dẫn và không trọng lượng

Là một phần chương trình Lunar Hatch được hỗ trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp (IRSN), các nhà nghiên cứu đã cho cá chẽm và trứng cá vược chịu những rung động tương đương với vụ phóng tên lửa Soyuz của Nga trong phòng thí nghiệm.


Cá vược có thể là thức ăn được các phi hành gia sử dụng trên Mặt trăng trong tương lai.

Nhà khoa học Przybyla giải thích: "Có rất nhiều hệ thống tên lửa của các cơ quan vũ trụ. Nhưng đối với dòng tên lửa Soyuz, nó phá vỡ mọi kỷ lục về độ rung, nếu vượt qua Soyuz đồng nghĩa với việc trứng cá này có thể thành công du hành trên Mặt trăng". 

Kết quả cho thấy, trứng cá vược chịu siêu trọng lực trong 10 phút, tương tự như gia tốc tên lửa. Sau đó ở trạng thái không trọng lượng trong 39 giờ, mô phỏng hành trình hướng tới Mặt trăng.

Tỷ lệ trứng nở giống như tỷ lệ trong tự nhiên. Phôi cá cũng không có dấu hiệu gì bất thường sau khi nở trong môi trường không trọng lực.

Ảnh hưởng của bức xạ vũ trụ được thử nghiệm

Bước tiếp theo đang được các nhà khoa học thử nghiệm nhằm mục đích kiểm tra tác động của bức xạ vũ trụ lên hàng trăm quả trứng cá vược đã thụ tinh, bằng cách cho chúng tiếp xúc với dòng proton và neutron trong máy gia tốc hạt từ IRSN ở Cadarache.

Nhà khoa học giải thích: "Ưu điểm của sinh vật dưới nước là nó ở trong nước. Và nước là lá chắn chống lại rất nhiều hạt".

Trước khi có thể ứng dụng trên Mặt trăng, nghiên cứu này còn được quan tâm trên Trái đất nhằm phát triển các hệ thống nuôi cá mà không ảnh hưởng đến môi trường.

Nhà nghiên cứu mô tả: "Có một hiệu ứng phản chiếu giữa những gì các nhà khoa học muốn làm trên Mặt trăng và Trái đất, chúng tôi muốn tái chế tất cả các phân tử. Đối với hành tinh của chúng ta, điều này sẽ cứu lấy sự phong phú của môi trường".

Cập nhật: 12/10/2023 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video