Các thuốc có khả năng gây dị tật bẩm sinh

Người ta đã có bằng chứng từ lâu là phụ nữ mang thai sử dụng một số thuốc có thể gây sẩy thai, chết thai hoặc thai có những dị tật bẩm sinh. Theo nghiên cứu dịch tễ thì gần 2% các dị tật bẩm sinh là do thuốc mà các bà mẹ đã sử dụng trong lúc mang thai; dị tật được xác định khi thuốc gây tác hại đến cấu trúc hay chức năng của cơ quan đang hình thành.

Người ta cũng đã ghi nhận được hơn 8.000 trẻ sơ sinh bị cụt tay bẩm sinh do hậu quả mẹ dùng thuốc an thần thalidomide trong thai kỳ. Từ đó, người ta quan tâm hơn đến tính an toàn của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ, đặc biệt về khả năng gây quái thai.

Gần 2.000 loại thuốc đã được thử nghiệm trên súc vật, trong đó có 580 loại gây quái thai và 150 loại ở tình trạng nghi vấn. Nhưng có một vấn đề đặt ra là những loại thuốc gây quái thai cho súc vật có thể không gây quái thai cho người và ngược lại. Vì vậy cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho thai phụ và bản thân thai phụ cũng cần biết những thứ thuốc này để tránh sử dụng trong thai kỳ.

Những thuốc đó là:

- Các vitamin:

  • Vitamin A: Liều cao dùng trong lúc mang thai sẽ gây dị dạng mặt, sọ, tim, sinh dục cho thai nhi.
  • Vitamin B6: Dùng kéo dài gây co giật.
  • Vitamin C: Liều cao có thể gây dị tật.
  • Vitamin D: Liều cao gây tăng huyết áp, chậm phát triển tâm thần.
  • Vitamin E: Dùng nhiều gây tiêu chảy cho trẻ.

- Thuốc tiêu hóa: cimetidin: gây vàng da ở trẻ sơ sinh.

- Thuốc corticoid: Gây ức chế vỏ thượng thận, gây hở môi, khe vòm miệng nếu dùng kéo dài trong thai kỳ.

- Thuốc hô hấp:

  • Salbutamol ephedrin làm tim thai nhanh.
  • Aminophyllin làm tim đập nhanh, tăng đường huyết.

- Thuốc chống ung thư:

  • Methotrexat, mercaptopurin gây thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, não úng thủy, thai vô sọ, sứt môi, dị dạng chi.
  • Cyclophosphamid gây đẻ non, dị dạng chi, tai.

- Thuốc kháng viêm không steroid: Gây co thắt ống động mạch, viêm ruột hoại tử.

- Thuốc kháng sinh:

  • Penicillin: Liều cao có thể gây thai chết lưu.
  • Tetracyclin: Răng bị vàng, da vàng, dị hình ở chi.
  • Bactrim: Tăng nguy cơ vàng da ở trẻ sinh non.
  • Griseofulvin: Gây sảy thai và dị tật bẩm sinh.
  • Norfloxacin: Ảnh hưởng đến sự phát triển sụn của bào thai.
  • Neomycin: Gây vàng da.
  • Lincomycin: Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
  • Metronidazole: Ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể của thai, gây dị dạng bẩm sinh.
  • Isoniazid: Gây tổn thương hệ thần kinh bào thai.
  • Rifampicin: Gây dị dạng xương, giảm số lượng tinh trùng ở trẻ nam.

- Thuốc ứng chế men chuyển - kháng cholinergic: gây hóa xương sọ chậm, tắc ruột, bệnh ở ống tiết niệu.

- Thuốc kháng giáp: Methimazole - carbimazole: gây dị dạng ở mặt, hẹp lỗ mũi và thực quản, chậm phát triển trí tuệ.

- Thuốc chống động kinh:

  • Carbamazepin - valproate natri (VPA), gây dị dạng ở mặt, nứt đốt sống, lệch lỗ tiểu, dị dạng tim, kẽ hở vùng bụng, chậm nói, cận thị.
  • Trimethadion - hydantoin gây dị dạng ở hệ thần kinh trung ương, mũi kém phát triển.

- Thuốc có hoạt tính androgen: Danazol gây thai nữ bị nam hóa.

- Thuốc hạ đường huyết: Gây hàm lượng glucose huyết thấp ở trẻ sơ sinh.

- Thuốc chữa rối loạn tâm thần: Lithium gây nguy cơ bệnh tim cho trẻ, gây rối loạn chức năng tiêu hóa, gây đái tháo nhạt.

- Thuốc an thần:

  • Barbiturat: Gây rối loạn chức năng gan, dễ xuất huyết.
  • Meprobamat: Chậm phát triển tâm thần, dị tật tim bẩm sinh.
  • Diazepam: Trẻ sinh ra bị ngạt, vàng da, bú kém.
  • Phenergan: Ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu.
  • Thalidomid: Dị dạng nội tạng, các chi ngắn.

- Thuốc estrogen tổng hợp: Diethylstibestrol gây ung thư biểu bì âm đạo, dị tật bộ phận sinh dục, tiết niệu nữ, ở nam dị dạng bộ phận sinh dục.

- Thuốc huyết học:

  • Warfapin: Gây dị dạng ở bộ xương, đầu nhỏ, thoái hóa thần kinh thị giác, phát triển tâm thần chậm.
  • Dicoumarol: Gây thai lưu và xuất huyết ở trẻ sơ sinh.

- Thuốc giảm đau:

  • Methadon: Gây suy hô hấp khi sinh.
  • Aspirin: Gây chảy máu ở trẻ sơ sinh.
  • Salicylat natri: Có thể gây thai chết lưu.
  • Indomethacin: Suy giảm chức năng thận.

- Thuốc tim mạch:

  • Methyl dopa: Trẻ sơ sinh có vòng đầu nhỏ.
  • Propanolol: Gây chậm nhịp tim thai, hạ đường huyết.
  • Reserpin: Làm trẻ lừ đừ, bú ít, hạ thân nhiệt.

- Thuốc sốt rét:

  • Quinin: Liều cao gây não úng thủy, dị dạng thận, và tứ chi, có thể gây thai chết lưu, điếc bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần.
  • Chloroquin: Mẹ điều trị gây điếc ở con, tổn thương võng mạc.

- Thuốc có tác dụng làm giảm hoạt tính các tuyến bã nhờn ở da và chống viêm.

  • Retinoid - isotretinoin - etretinat: Gây dị dạng ở thần kinh trung ương và bệnh tim.

Tóm lại phụ nữ mang thai cần hiểu biết về các thuốc có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh để tránh sử dụng, bảo đảm an toàn thai sản.

Theo DS. Phan Quốc Đống

Theo Sức khỏe & đời sống, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video