Các trang trại thẳng đứng đáng chú ý trên thế giới

Mô hình “nông trại thẳng đứng” đã không còn là khái niệm quá xa lạ, nhưng chỉ một vài năm trở lại đây các mô hình nông trại kiểu mới này mới có điều kiện phát triển và được nhân rộng tại nhiều nước.

Hình thức canh tác này được coi như lời giải cho bài toán hóc búa về nhu cầu lương thực thế giới và đất nông nghiệp khan hiếm. Kết quả mà các mô hình nông trại thẳng đứng đã đạt được chắc chắn sẽ làm choáng ngợp nhiều quốc gia.

Hãy cùng điểm tên một vài mô hình nông trại thẳng đứng đã được thực hiện tại một số nơi và xem chúng đã làm thế nào để xứng đáng với danh hiệu “giải pháp canh tác tiềm năng cho tương lai":

1. Aero Farm - Mỹ

Các nông trại thẳng đứng Aero Farm ở New Jesey, Hoa Kỳ, được xướng danh với cái tên “trang trại thẳng đứng độc đáo lớn bậc nhất thế giới” bởi hình thức canh tác đặc biệt không dùng đất, thuốc trừ sâu hay ánh sáng mặt trời.

Aero Farm nằm trong một nhà kho rộng hơn 6,400 mét vuông tại Newark, New Jesey, mỗi năm trang trại này có khả năng cung cấp 900 tấn rau sạch cho Mỹ.

Quá trình chọn giống và chăm sóc cây tại đây đều được giám sát kỹ lưỡng và nghiêm ngặt. Ban đầu, nông dân đổ từng hạt giống nhỏ xíu lên một khay trồng phủ vải và nhựa tái chế, sau đó được chiếu đèn LED với cường độ và quang phổ phù hợp với từng loại giống cây.

Ở giữa mỗi dãy, người ta lắp đặt những chiếc quạt nhỏ để cung cấp oxy cho cây, các khay đều được phun dưỡng chất định kì và luôn được theo dõi bằng máy cảm biến để đảm bảo quá trình phát triển bình thường, không sâu bệnh.

Nhờ đó, Aero Farm cho thu hoạch từ 20 - 30 đợt rau mỗi năm với khoảng hơn 250 loại thảo mộc, rau và đậu. Sau khi được thu hoạch, rau sẽ được chuyển đến các điểm tiêu thụ gần nhất để tiết kiệm chi phí vận chuyển từ vườn đến tay người tiêu dùng.

2. Plenty United - Mỹ

Plenty United, một công ty startup đến từ thung lũng Sillicon, được thành lập năm 2014 đã áp dụng thành công mô hình nông trại thẳng đứng để trồng rau sạch, thu hút hàng triệu đô la vốn đầu tư mỗi năm.

Thay vì canh tác ngoài trời, Plenty United trồng các khay rau trong nhà trong tháp đèn LED cao hơn 6 mét bên trong một trung tâm phân phối hàng điện tử cũ tại nam San Francisco.

Cũng giống như AeroFarm, Plenty United sử dụng kĩ thuật trồng rau trong nhà theo chiều dọc, không cần sử dụng ánh sáng tự nhiên và thuốc trừ sâu bởi các yếu tố đầu vào đều được kiểm soát bằng máy móc.

Mỗi năm, nông trại này có thể cho năng suất gấp 350 lần và sử dụng ít nước hơn so với phương pháp canh tác truyền thống.

Nông sản khi thu hoạch sẽ đến tay người tiêu dùng chỉ trong vài giờ đồng hồ. Hiện nay, Plenty United đã hút vốn đầu tư lên đến 200 triệu đô la, con số lớn nhất trong lịch sử công nghệ nông nghiệp hồi tháng 7 vừa qua.

3. Spread - Nhật Bản

Spread là nông trại thẳng đứng trong nhà lớn nhất Nhật Bản, nằm ở phía tây Tokyo với tổng diện tích hơn 4.000 mét vuông, chủ yếu gieo trồng xà lách bằng các phương pháp canh tác cực kỳ hiện đại.

Từ nông trại này, hơn 21.000 cây xà lách được thu hoạch mỗi ngày, tức 7,7 triệu cây mỗi năm để xuất đi khắp các khu chợ và siêu thị tại Nhật Bản.

Tại đây, người ta lắp đặt hệ thống đèn LED, tưới tiêu bằng dung dịch có hòa dưỡng chất giúp đảm bảo quá trình quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho cây trong điều kiện không cần đất, không sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng.Nếu xà lách có hiện tượng bị úa hay dập nát, chúng ngay lập tức bị loại bỏ khỏi khay trồng chính vì thế người dân hoàn toàn có thể yên tâm ăn trực tiếp xà lách tại nông trại mà không cần rửa qua nước.

4. A Go-Grow - Singapore

A Go-grow là một dự án vườn rau thẳng đứng ở Singapore do ông Jack Ng, giám đốc công ty Sky Greens hợp tác cùng Cơ quan thực phẩm nông nghiệp Singapore thực thiện. Họ trồng rau trên một cái tháp nhôm cao 9 mét có 38 bậc với nhiều máng rau nằm liền nhau.

Các máng rau được vận chuyển từ trên xuống và từ dưới lên nhờ một chiếc ròng rọc. Hình tháp rau này khác với các mô hình nông trại thẳng đứng khác ở chỗ cây trồng tại các giàn vẫn đón ánh nắng tự nhiên khi ở trên cao để quang hợp sau đó được tưới nước và chất dinh dưỡng khi xuống thấp.

Toàn bộ hệ thống gồm 120 tháp rau như vậy, với 3000 cây trồng, có thể sản xuất ra 2 tấn rau xanh hàng ngày mà chỉ tốn diện tích gần 700 mét vuông. Hiện này A Go-Grow đang có kế hoạch nhân rộng thành 2.000 tháp rau trong vài năm tới để phục vụ nhu cầu rau sạch cho người dân Singapore.

Theo mô hình tháp ra thẳng đứng này, người dân thành phố hoàn toàn có thể tận dụng không gian trên sân thượng để canh tác, không tốn diện tích mà lại có thể tự cung cấp rau sạch cho gia đình.

Cập nhật: 25/12/2017 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video