Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Sai lầm thường gặp khi bảo quản thực phẩm ngày Tết cần tránh

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

1. Bánh chưng

Bánh chưng sau khi luộc xong, bạn cần vớt bánh ra và rửa sạch bằng nước lạnh cho hết nhựa, sau đó để ráo nước. Tiếp theo, chúng ta xếp bánh thành nhiều lớp và dùng vật nặng đè lên trong vài giờ để nước trong bánh thoát ra.

Sau đó, chỉ cần để bánh nơi khô thoáng, không bụi bặm, ẩm thấp là có thể giữ và dùng trong thời gian lâu hơn.


Bánh chưng cần bảo quản ở nơi khô thoáng, không bụi bặm, ẩm thấp.

Cũng có người quan niệm, bánh chưng không nên bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị lại gạo (cứng). Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng thì có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng che thực phẩm bao kín.

Lưu ý khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu/mỡ) vào trong khẩu phần ăn hàng ngày không có lợi cho sức khỏe.

Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh do phần này khi gói hay bị rách) ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc chỉ sử dụng phần không bị hư, còn giữ nguyên mùi thơm của bánh.

2. Giò chả

Để bảo quản cần bỏ hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió.

Cách bảo quản giò lụa, giò bò, chả là giống nhau, để ở nhiệt độ thường dưới 25 độ C.

Khi bảo quản đúng cách giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá, nếu bạn đã lỡ mua quá nhiều.

Giò lụa lấy ra khỏi ngăn đông, để ở nhiệt độ phòng khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ.

Một số thực phẩm có thể xuất hiện các vết nứt, thành phần acid béo sẽ lên men, có mùi chua tức là đã bị hỏng không nên dùng.

Cảnh giác với chất bảo quản, lượng muối trong đồ hộp. Các thực phẩm này đã chế biến chín hoặc muối mặn để diệt trùng, tăng thời gian bảo quản và hạn chế nhiễm khuẩn. Vì vậy, hàm lượng muối và chất bảo quản trong thực phẩm thường cao, là những thành phần có hại cho sức khỏe. Để giảm bớt lượng muối và chất bảo quản, chúng ta nên chọn mua những sản phẩm của các công ty có uy tín, nhãn hiệu nổi tiếng, chú ý thành phần và giá trị dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, hạn sử dụng, công ty sản xuất, nơi sản xuất...

Các thực phẩm như phô mai, lạp sườn, pate, thịt hộp... chứa khá nhiều chất béo động vật, cholesterol, muối sẽ không tốt với người bệnh mỡ máu, tăng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường... nên hạn chế sử dụng.

3. Thịt đông

Thịt nấu đông ăn với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu… là món ăn được sử dụng trong ngày Tết và những ngày thông thường trong năm.

Với món này, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn.


Hành củ cần rửa sạch và để thật ráo nước.

4. Dưa hành, củ kiệu

Khi cắt gốc, nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn.

5. Các loại mứt

Các loại mứt thường chứa nhiều đường nên rất dễ bị chảy nước và nấm mốc. Muốn bảo quản mứt lâu hơn, chúng ta nên cho vào lọ hoặc túi nilon, phủ một lớp đường trắng lên trên (để hút ẩm bên trong) và gói kín lại.

Khi ăn, các bạn chỉ nên lấy ra một lượng nhỏ, tránh dồn những phần mứt còn thừa trở lại túi hay lọ. Đối với loại thực phẩm này, bạn không nên cho vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài sẽ hút ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.


Chỉ nên ngâm măng từng ít một, vừa đủ dùng để đảm bảo an toàn.

6. Bảo quản các loại thực phẩm khô

Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch.

Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần, cứ 2 - 3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn trong 2 - 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.

Với các loại thực phẩm khô như nấm, mộc nhĩ, các loại hạt, đỗ… bạn nên chia riêng từng loại, cho vào túi nilon rồi dùng máy hàn miệng túi dán kín mép túi lại hoặc bảo quản trong hộp đựng thức ăn, để nơi khô ráo, thoáng mát. Khi sử dụng, tránh để những loại thực phẩm này dính nước vì nơi ẩm ướt sẽ làm chúng bị mốc hoặc lên men.

7. Thực phẩm tươi sống

Thịt, cá tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, bịch nilông, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá.

Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết.


Thực phẩm tươi sống đều cần được làm sạch trước khi bảo quản.

8. Rau, củ, quả

Khi mua các loại rau, củ, quả, chúng ta nên chọn những sản phẩm còn tươi, có màu sắc tự nhiên, không dập nát, héo úa hay có mùi lạ...

Rau, củ, quả sau khi mua về, các bạn nhặt bỏ những phần bị héo úa, rửa sạch, để ráo nước và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Chúng ta có thể bọc lại bằng giấy báo hoặc túi nilon để giữ cho thực phẩm không bị mất nước và tươi lâu hơn.

Đối với các loại rau, củ, quả như bắp cải, cải thảo, cà chua, cà rốt, khoai tây… sau khi mua về, các bạn có thể để ở nơi thoáng mát là có thể bảo quản chứ không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh. Đối với cách này, các bạn không cần phải rửa trước mà chỉ khi nào chế biến mới cần rửa.


Thịt, cá tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày.

9. Thực phẩm đã nấu chín

Các loại thực phẩm sau khi đã nấu chín, nếu muốn bảo quản phải để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh. Nguyên nhân là do nếu cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh sẽ làm thức ăn bị biến chất, ngưng đọng hơi nước, gây hại đến các thực phẩm khác và tác động không tốt cho sức khỏe khi ăn.

Các bạn nên cho vào hộp kín và đậy nắp lại để tránh bị ảnh hưởng từ các thực phẩm sống.

10. Cách rã đông nhanh

Nếu cần phải rã đông gấp, bạn hãy đưa thực phẩm vào lò vi sóng. Cách này rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào.

Nếu không có lò vi sóng hãy dùng nước lạnh pha thêm tí muối để rã đông cho nhanh.

Lưu ý không nên xếp thực phẩm quá đầy trong tủ lạnh, vì độ lạnh sẽ không tỏa đều khắp các thực phẩm, hiệu quả bảo quản sẽ kém.

11. Cách tích trữ thực phẩm an toàn

Theo Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM, những bữa ăn ngày tết luôn cầu kỳ hơn so với ngày thường. Với các bà nội trợ, việc trữ thức ăn cho ngày tết đã không còn là điều xa lạ. Chiếc tủ lạnh cũng trở thành "chiếc tủ thần kỳ" để bảo quản mọi loại thực phẩm từ thịt sống, thịt chín, rau củ quả, giò, bánh...

Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm không đúng cách trong tủ lạnh có thể gây nhiễm khuẩn chéo giữa các loại thực phẩm sống và chín. Ngoài ra, thời gian bảo quản thực phẩm lâu trong tủ lạnh khiến thực phẩm giảm độ tươi ngon và hàm lượng các chất dinh dưỡng.


Các bà nội trợ thường tích trữ nhiều thực phẩm trong tủ lạnh để tiết kiệm thời gian đi chợ, đặc biệt vào ngày Tết. (Ảnh minh họa: Foodscinotes).

Trong xu thế hiện đại, hầu hết chợ hoặc siêu thị đều mở bán rất sớm, tạo điều kiện mua sắm thực phẩm cho người dân. Chính vì thế, chúng ta chỉ nên:

  • Trữ lượng thực phẩm vừa đủ dùng cho 3-4 ngày tết.
  • Chọn mua thực phẩm nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng, uy tín, đạt các tiêu chuẩn về mặt cảm quan mùi vị, màu sắc...

Bảo quản thực phẩm khoa học, đúng cách theo hướng dẫn của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế:

  • Phân loại thực phẩm trước khi lưu trữ.
  • Bảo quản từng loại thực phẩm thông minh.

Việc hạn chế tích trữ đồ ăn quá nhiều trong tủ lạnh, vừa giảm thiểu sự sụt giảm chất lượng thực phẩm, vừa hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày Tết.

12. Tránh tư tưởng "mâm cao, cỗ đầy" ngày Tết

Theo Ths.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm khám Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chúng ta nên thay đổi quan niệm về việc ăn uống trong ngày Tết, tránh tư tưởng nấu "mâm cao, cỗ đầy".

Mọi người nên duy trì chế độ ăn uống vừa phải, tăng cường rau xanh, ăn lượng đạm vừa đủ, uống đủ nước để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, cần tránh tình trạng nấu quá nhiều thức ăn, dùng không hết, phải lưu trữ từ ngày này qua ngày khác, hâm đi hâm lại vừa không đảm bảo an toàn thực phẩm vừa nguy hại cho sức khỏe.

Với việc lưu trữ thực phẩm khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng, lành mạnh, sẽ góp phần tạo nên cơ thể khỏe mạnh để niềm vui đón Tết thêm trọn vẹn.

Cập nhật: 31/01/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video