Cách các nhà khoa học bảo vệ cua đỏ đảo Giáng Sinh khi chúng đang lâm nguy

Một cách bảo vệ loài cua đỏ đặc biệt khá kinh dị, nhưng cần thiết.

Nằm ở phía Tây nước Úc, cách bờ biển 2600km có một hòn đảo với tên gọi cực kỳ ấn tượng: đảo Christmas - hay còn gọi là đảo Giáng Sinh. Và trên hòn đảo này tồn tại loài cua đỏ - một loài cua đất cực kỳ nổi tiếng trên thế giới, khi tạo ra những cuộc di cư lên đến hàng triệu con.


Cua đỏ mới nở, bò lúc nhúc là cảnh tượng cực kỳ hấp dẫn tại đảo Giáng sinh.

Thế nhưng dân số cua đỏ trên đảo Chirstmas đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Và lý do đến từ sự xâm lăng của một loại kiến vàng cực hung hăng. Chúng tiết ra một loại acid cực mạnh để đánh dấu lãnh thổ, và điều đó vô tình khiến cho cua đỏ phải khổ sở.

Ước tính trước kia có khoảng 40-50 triệu chú cua đỏ sinh sống trên đảo Chirstmas. Tuy nhiên dân số loài cua này đã giảm tới 40% trong 15 năm qua do bị tấn công bởi loài kiến vàng.

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguồn gốc của loài kiến vàng này, tuy nhiên chúng được xếp vào top 100 loài động vật xâm lấn hung hãn nhất trong danh sách của Hiệp hội bảo tồn tự nhiên quốc tế (IUCN). Loài kiến này có biệt danh là kiến "điên", và chúng đang bành trướng mở rộng lãnh thổ khắp châu Á-Thái Bình Dương.


Kiến vàng - thủ phạm khiến cua đỏ phải khổ sở.

Theo các chuyên gia, kiến "điên" xuất hiện ở đảo Chirstmas thông qua việc giao thương đi lại bằng tàu bè trong những năm đầu thế kỷ 20. Đến đầu những năm 1990, dân số của kiến trên đảo bắt đầu bùng nổ, biến nơi đây trở thành một trong những thuộc địa hàng đầu của chúng.

Loài kiến này thường tiết acid khắp nơi khi chúng gặp nguy hiểm. Đây là một loại chất lỏng có độc tính cực mạnh có thể gây mù lòa, tê liệt và gây ra cái chết hàng loạt cho loài cua đỏ.


Cua đỏ bị kiến đỏ tấn công.

Hiện nay, loài kiến này đang làm chủ vùng đất rộng 2500 ha với mật độ 1.000 con/m2. Các nhà khoa học phải tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo tồn các loài sinh vật khác đang sinh sống trên đảo Chirstmas.

Và họ làm điều đó theo cái cách cực kỳ... kinh dị

Các nhà nghiên cứu từ ĐH La Trobe, Melbourne, Úc quyết định rằng việc "đầu độc" lũ kiến này sẽ không phải là một cách làm hiệu quả. Thay vào đó, họ tìm kiếm một thiên địch tự nhiên của loài kiến "điên" này.


Loài ong vò vẽ sẽ dụ kiến đến để bắt giữ, đẻ trứng bên trong cơ thể chúng.

Họ thấy rằng ở Malaysia có một loài ong vò vẽ có khả năng tiêu diệt loài côn trùng sản sinh ra loại mật là thức ăn thường ngày của kiến "điên". Nhưng làm gì có chuyện "cốc mò cò xơi", loài ong không tên chỉ dài có 2mm này sẽ dụ kiến đến để bắt giữ, đẻ trứng bên trong cơ thể chúng.

Lũ kiến sau khi bị đẻ trứng về cơ bản là đã chết. Chúng chỉ còn tồn tại như những con... zombie, đợi đến ngày ấu trùng ong nở để trở thành nguồn thực phẩm giúp ong lớn lên thôi.

Các nhà khoa học đã đưa lũ ong lên đảo Chirstmas ngay giữa vùng đất của kiến "điên". Tuy chưa đánh giá được sự ảnh hưởng của hành động này tới loài kiến "điên", nhưng các nhà khoa học hi vọng khi dân số loài ong này tăng lên thì sẽ khiến số lượng cua đỏ tăng trở lại như mốc ban đầu trong hai thập kỷ tới.


Cua đỏ trên đảo Giáng Sinh.

"Thuộc địa của kiến bị xóa bỏ và đảo Chirstmas sẽ được trao trả lại cho chủ nhân vốn có của nó" - các nhà khoa học của Đại học La Trobe tuyên bố một cách tự tin.

Cập nhật: 21/08/2018 Theo Helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video