Cách khám nghiệm tử thi mới không cần mổ xác chết

Các nhà khoa học Anh tìm ra cách khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân tử vong mà không cần mổ xác chết.


Các nhà khoa học Anh tìm ra cách khám nghiệm tử thi mới không cần mổ xác chết. Ảnh:Mirror.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Leicester, Anh, áp dụng kỹ thuật hình ảnh gọi là chụp X-quang mạch máu khám nghiệm tử thi vi tính (PMCTA) để giúp các nhà điều tra tìm hiểu 240 trường hợp tử vong, Mirror hôm 24/5 đưa tin. Phát hiện của họ cho thấy, PMCTA có thể xác định nguyên nhân gây ra cái chết tự nhiên của người trưởng thành lên tới 92% mà không cần mổ tử thi.

Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng PMCTA thay vì mổ xác để khám nghiệm những trường hợp chết tự nhiên đột ngột có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đến các nhóm tôn giáo và cộng đồng ở Anh cũng như nhiều quốc gia khác.

"Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ có ảnh hưởng lớn đến tương lai của việc khám nghiệm tử thi ở Anh và trên toàn thế giới. Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nỗ lực phát triển phương pháp tiếp cận thay thế nhằm hạn chế việc mổ xẻ tử thi. Nhưng phương pháp mổ tử thi vẫn là phương pháp chuẩn tính đến thời điểm này", Guy Rutty, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Một nghiên cứu trước đây về PMCTA cho thấy triển vọng sử dụng hình ảnh y tế để điều tra nguyên nhân gây tử vong tự nhiên. Nhưng phương pháp này có một điểm yếu lớn là không có khả năng chẩn đoán bệnh động mạch vành, nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong tự nhiên.

"Trong phương pháp chụp cắt lớp vi tính lâm sàng, một chất tương phản được tiêm vào tĩnh mạch và quá trình lưu thông máu mang nó đi khắp cơ thể. Sau đó máy quét sẽ hiển thị trạng thái của các mạch máu ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Nhưng đối với xác chết, máu không được lưu thông nên chúng ta không thể sử dụng kỹ thuật trên", Bruno Morgan, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói.

Giờ đây, vấn đề đã được nhóm nghiên cứu khắc phục bằng cách phát triển kỹ thuật chụp tia X động mạch vành xâm lấn tối thiểu. "Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nghĩa là chúng tôi sử dụng một ống thông đường tiểu để chèn vào trong động mạch, sau đó mới chụp tia X mạch", Morgan nói.

Cập nhật: 28/05/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video