Cách làm sạch cặn trong ấm nước siêu tốc

Cặn trong ấm siêu tốc để lâu có thể gây hại cho sức khỏe. Với những mẹo nhỏ tận dụng các đồ có sẵn trong nhà bếp dưới đây, việc vệ sinh ấm nước siêu tốc trở nên rất dễ dàng.

Giấm trắng hoặc chanh


Dùng chanh hoặc giấm là cách đơn giản nhất để làm sạch cặn trong ấm siêu tốc.

Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Thành phần chủ yếu của cặn nước là Calcium carbonate, sẽ phản ứng với axit acetic có trong giấm và chanh sẽ giúp nới lỏng các cặn khoáng, tạo thành các chất khoáng tan được trong nước và khí CO2.

Bạn hãy đổ nước vào ấm đun bình thường, nhưng cho thêm vào đó một lượng dấm ăn hoặc chanh vừa phải, khi nước sôi, lớp cặn sẽ tự động tách ra khỏi thành và đáy ấm, để nguội 1 tiếng, tiếp đó rửa lại bằng nước sạch một vài lần là được. Ấm đun nước của bạn không chỉ sạch cặn khoáng mà còn thơm mùi chanh.

Baking Soda

Hầu hết các ấm đun nước đều làm bằng nhôm. Vì vậy, bạn hãy bỏ một thìa nhỏ baking soda vào, đun sôi vài phút là cặn có thể được loại bỏ. Hoặc cũng có thể đổ baking soda có độ đặc 1% vào 500ml nước, sau đó lau nhẹ đáy ấm là sạch.

Vỏ trứng


Đập vụn vỏ trứng và đặt vào trong ấm đun nước, luộc chín khoảng nửa tiếng.

Vỏ trứng cũng có tác dụng lấy đi lớp cặn bám dính trên ấm đun nước một cách dễ dàng. Hãy đập vụn vỏ trứng và đặt vào trong ấm đun nước. Sau đó, bạn đổ khoảng nửa ấm nước, dùng đũa quấy đều rồi luộc chín khoảng nửa tiếng. Đổ vỏ trứng ra, lau sạch 2 lần là các cặn bẩn bị bong ra và ấm lại sạch bóng.

Xơ mướp

Chỉ cần đặt xơ mướp vào trong ấm, tuyệt đối sẽ không còn cặn nước. Tuy nhiên, cần thay xơ mướp định kì và giữ xơ mướp sạch sẽ trước khi cho vào ấm.

Muối Na-tri

Cách này vô cùng hiệu quả vừa dễ dàng tẩy cặn bẩn bám ở ấm đun nước, vừa thực hiện lại rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho một chút muối ăn vào nước rồi đun sôi lên, một lúc sau cặn nước sẽ tự bong ra.

Vỏ khoai tây, vỏ khoai sọ


Cho vỏ khoai tây cùng nước vào ấm và đun chừng 10 phút, các lớp cặn sẽ tự bong ra.

Ấm siêu tốc vừa mua về, hãy đổ vỏ khoai sọ đầy nửa ấm, thêm nước, luộc chín, sau này đun nước sẽ không bị cặn nữa. Nhưng cần chú ý không nên chà xát lớp bên trong ấm sau khi luộc khoai, nếu không sẽ mất đi tác dụng loại bỏ cặn. Còn ấm siêu tốc cũ đã tích cặn thì có thể luộc vỏ khoai sọ, cách này sẽ trả lại cho bạn một chiếc ấm như mới.

Bạn cũng có thể cho vỏ khoai tây cùng với một lượng nước vừa phải vào, đun sôi chừng 10 phút, các lớp cặn đó sẽ bong ra.

Dùng phương pháp nóng lạnh

Chúng ta đều biết mọi vật đều có tính chất nóng nở ra, lạnh co lại. Bạn có thể áp dụng sự nở ra và co lại không đồng đều của thành ấm và lớp cặn. Đặt ấm nước không lên bếp đun nóng, đến khi nghe thấy tiếng nổ lách tách thì nhanh tay nhấc ấm ra và cho ngay xuống chậu nước lạnh (chú ý không để nước trào vào trong bình). Khi đó, đang nóng gặp lạnh đột ngột, đáy cặn bám sẽ tự bong hết ra. Làm một lần chưa bong hết, bạn có thể làm lại nhiều lần.

Cập nhật: 07/02/2017 Theo giadinhvietnam
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video