Cách loại bỏ mùi ẩm mốc trong đồ gỗ

Mùa mưa lại đang đến gần và nỗi lo lắng các món nội thất được làm từ ván ép của mình sẽ bị ẩm mốc và có mùi khó chịu. Mùi ẩm mốc của gỗ không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm mà còn không tốt cho sức khỏe của người sử dụng nếu tiếp xúc với chúng nhiều. Làm thế nào để loại bỏ những mùi mốc khó chịu ấy trên đồ gỗ một cách hiệu quả đây?

>> Mẹo bảo quản đồ điện gia dụng trong mùa nồm ẩm

Những phương pháp giúp bạn loại bỏ mùi ẩm mốc trong đồ gỗ.

1. Sử dụng bã cà phê hoặc than củi

Với những món nội thất làm từ ván ép như tủ lớn, cao có các ngăn kéo thì việc cho bã cà phê hoặc than củi vào bên trong sẽ có tác dụng khử mùi mốc rất tốt. Nếu bạn không thể đảm bảo làm sạch cho từng ngóc ngách của tủ thì nên sử dụng 2 nguyên liệu trên.

2. Làm sạch đồ gỗ

Các loại vị khuẩn, vi trùng trú ngụ bên trong tủ gỗ chính là nguyên nhân gây ra mùi mốc khó chịu ấy, vì vậy sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và các mùi mốc, hôi chắc chắn sẽ không còn. Những vật dụng bằng gỗ nếu ở trong môi trường có độ ẩm cao thì các vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và phát triển nhanh hơn. Chính vì vậy nên đặt chúng ở những vị trí thoáng, không bị ẩm. Khi sử dụng các loại thuốc diệt vi khuẩn nên áp dụng cho tất cả các vị trí để đảm bảo toàn bộ bề mặt của sản phẩm đã được làm sạch.

3. Giảm độ ẩm trong không khí

Như đã nói ở trên nếu như những món nội thất bằng gỗ ở trong một môi trường ẩm thấp thì chắc hẳn chúng sẽ bị vi khuẩn tấn công và bốc mùi do hấp thụ mùi của nhiều thứ xung quanh. Tốt nhất hãy chuyển chúng sang những vị trí thoáng mát, độ ẩm vừa phải để hạn chế mùi hôi.

4. Đánh bóng bằng cát và sơn lại

Đánh bóng bề mặt nội thất bằng gỗ cũng là cách để loại bỏ mùi ẩm mốc của chúng. Sau đó sơn một lớn sơn chống ẩm cho chúng trước khi chuyển sang một căn phòng nào đó.

5. Làm sạch bằng ánh nắng

Phơi nắng cho những món nội thất cũng là cách giúp đánh bật những mùi mốc cực kỳ hiệu quả. Thường xuyên cho chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi khó chịu, tuy nhiên không nên để ánh nắng trực tiếp chiếu vào nội thất bằng ván ép mà hãy để chúng dưới mái hiên để tránh bị phai màu.

Theo Ván ép
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video