Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt. Vì vậy, các chị em nên biết cách chọn bình giữ nhiệt đúng chất lượng để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Mới đây, thông tin bình giữ nhiệt Inox Trung Quốc có chất gây ung thư đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường Việt Nam, GS.TS Nguyễn Hải Nam Trường Đại học Dược cho biết không riêng gì bình giữ nhiệt, mà đối với tất cả đồ dùng bằng Inox và đồ nhựa, không nên đựng các loại nước có nhiều axit lâu ngày có thể khiến người sử dụng mắc bệnh ung thư.

Trước đó, Chính phủ Trung Quốc vừa đưa ra khuyến cáo với người tiêu dùng về việc bình giữ nhiệt Trung Quốc có chứa chất gây ung thư. Đây là kết quả của cuộc thí nghiệm do viện Nghiên cứu & Kiểm định chất lượng thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc phối hợp với các đơn vị cùng lĩnh vực tiến hành vào cuối tháng 2 vừa qua.

Theo đó, Trong buổi thí nghiệm, các chuyên gia đã đựng nước tinh khiết và nước trái cây trong hai mẫu bình giữ nhiệt cùng loại. Sau một thời gian, hàm lượng kim loại nặng trong nước trái cây đã tăng đột biến và vượt quá giới hạn cho phép. Phân tích mẫu nước tinh khiết thì không thấy có hiện tượng tương tự.


Quan sát kĩ và so sánh trọng lượng giữa các bình khác nhau. Thông thường bình giữ nhiệt Trung Quốc sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với các bình giữ nhiệt Hàn Quốc, Thái Lan...

Trao đổi với PGS.Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội về vấn đề bình giữ nhiệt Inox có chất gây ung thư, PGS. Thịnh cho biết, trước thông tin này, người dân không nên quá hoang mang.

Theo PGS. Thịnh, Inox hiện đang được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống từ cầu thang, tay nắm cửa, có những loại sử dụng làm vật dụng liên quan tới ăn uống như bát, đũa, thìa... Inox có đặc tính bảo ôn rất tốt nên được sử dụng trong công nghệ sản xuất bình giữ nhiệt.

PGS. Thịnh cho hay, Inox là hợp chất gồm nhiều thành phần. Chất lượng của từng loại sản phẩm tùy thuộc vào từng nhà sản xuất lựa chọn loại Inox nào để sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên nếu sản phẩm Inox nào mà trong thành phần có chứa nhiều kim loại như crôm, mangan và niken sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người sử dụng.

"Loại Inox để sản xuất các vật dụng liên quan tới ăn uống như bình giữ nhiệt, đũa, thìa, bát, ...phải đảm bảo được làm bằng các loại Inox chất lượng, không gây rỉ sét, không gây phản ứng hóa học với các chất mà nó đựng" – GS Thịnh nói. Vì vậy, người tiêu dùng nên chọn lựa, mua những sản phẩm đã qua kiểm duyệt chất lượng hơp pháp để đảm bảo an toàn.

Một số cách chọn bình giữ nhiệt chuẩn:


Loại bình của Trung Quốc có dáng thanh gọn và mẫu mã bắt mắt hơn so với các loại bình khác.

  • Dùng viên bi nam châm thử, loại nào hít mạnh là pha sắt nhiều, chất lượng kém, rất mau bị gỉ.
  • Mua hàng có tem, nhãn của nhà sản xuất.
  • Các loại bình giữ nhiệt của Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam... thường có túi chống ẩm ở trong bình nhưng hầu hết bình giữ nhiệt của Trung Quốc thì không.
  • Bình giữ nhiệt Trung Quốc có trọng lượng nhẹ hơn nhiều và bên trong bình không có túi chống ẩm như các loại khác, mùi hắc khó chịu.
  • Giá bình giữ nhiệt chất lượng của Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản dao động từ 150.000 đồng/bình trở lên, trong khi đó bình giữ nhiệt Trung Quốc có giá thấp hơn một nửa. Bên cạnh đó, loại bình của Trung Quốc có dáng thanh gọn và mẫu mã bắt mắt hơn so với các loại bình khác.
  • Inox dùng cho nấu ăn nên chọn loại có ký hiệu 304, inox dùng cho các sản phẩm không cần đun nấu chọn loại 430. Khi mua hàng, yêu cầu người bán giới thiệu đúng chủng loại.
  • Loại có 2 - 3 lớp đáy rất dày khi búng tay vào đáy không có âm vang, còn loại mỏng một đáy sẽ tạo âm thanh vang hơn. Một số nhà sản xuất làm hàng inox mỏng nhưng lại tạo một lớp xi mạ ở đáy nhằm hãm thanh. Loại này rất dễ phát hiện ở chỗ dù không có âm thanh nhưng cầm lên thấy sản phẩm nhẹ tay hơn so với loại bình thường.
  • Sản phẩm tốt được đúc liền một khối, không có bất cứ gờ mối nối hay giáp mí nào. Những sản phẩm inox "hàn điểm" để lại vết cháy tạo thành chấm ở chỗ nối tay cầm hoặc giáp mí.
  • Loại bình có lõi bên trong cùng chất liệu với vỏ thường đựng được nước nóng 100 độ, nhưng chỉ giữ nhiệt được 8-24 giờ (nóng – lạnh); loại bên trong phủ một lớp silicon có chức năng giữ nhiệt tốt hơn, có thể giữ đá đến 48 giờ, nhưng chỉ sử dụng cho nước nóng dưới 70 độ C.
  • Thông thường, những sản phẩm đã được kiểm nghiệm, có uy tính về chất lượng như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật... đều có tem chống hàng giả, mã Barcode dán vào phần hộp đựng bên ngoài của bình thì loại của Trung Quốc lại không hề có.

Tuy nhiên, để đánh lừa người tiêu dùng, một số cơ sở lại tự dán tem và mã giả không kém hàng thật. Nếu chưa phải là người thường mua bình giữ nhiệt, chị em có thể đến mua tại các siêu thị, cửa hàng uy tín. Đặc biệt, nên cảnh trọng với hàng rong, hàng chợ...


Bình giữ nhiệt Trung Quốc thường không in mã vạch ở dưới đáy hộp.

Lưu ý khi sử dụng bình giữ nhiệt

  • Lần đầu tiên sử dụng, nên cho nước nóng (giữ nóng) hoặc nước lạnh (giữ lạnh) vào bình ngâm khoảng hai phút để rửa và tăng hiệu quả giữ nhiệt.
  • Nên dùng loại chuyên để giữ nóng hoặc giữ lạnh, không nên dùng lẫn lộn khi nóng khi lạnh.
  • Luôn đổ nước cách mặt bình khoảng 2cm để nhiệt truyền ra ngoài chậm hơn, có thể giữ nhiệt lâu hơn.
  • Không dùng bình để chứa nước có gas, nước trái cây, sữa.
  • Sau một thời gian sử dụng, thân bình có thể xuất hiện những chấm rỉ. Nên đổ dung dịch nước giấm loãng vào bình ngâm khoảng 30 phút, sau đó dùng vải mềm lau khô, các chấm rỉ sẽ biến mất.
  • Nên vệ sinh bình sạch sẽ ngay khi sử dụng xong.
  • Tránh để bình ở nơi có nhiệt quá cao hay quá thấp (tùy vào việc giữ nóng hay giữ lạnh) vì dễ làm giảm khả năng giữ nhiệt.
Cập nhật: 11/07/2024
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video