Cách Trái đất 1,5 triệu km, nhật thực sẽ như thế này đây

Năm 2021 chỉ có một lần duy nhất xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần và chỉ quan sát được ở một nơi duy nhất là Nam Cực do đó không nhiều người có thể chứng kiến hiện tượng hấp dẫn này. Tuy nhiên, vệ tinh Deep Space Climate Observatory (DISCOVR) của Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã có cơ hội chụp lại một bức ảnh cực kỳ ấn tượng về khoảnh khắc nhật thực xảy ra trên Trái đất.


DISCOVR đã theo dõi nhật thực khi bóng của Mặt trăng chiếu xuống một vùng lớn tại Nam Cực vào ngày 4 tháng 12. Bức ảnh được chụp từ vị trí cách Trái đất hơn 1,5 triệu km. Bóng của Mặt trăng để lại một đốm đen mang đến cảm giác rất kỳ lạ, cứ như hố đen đang hình thành trên Trái đất.


DISCOVR được trang bị Earth Polychromatic Imaging Camera (Camera chụp đa sắc Trái đất) thiết kế bởi NASA. Do bay ở khoảng cách rất cao nên DISCOVR có thể chụp được bức ảnh mà ngay cả các phi hành gia của ISS cũng không thể làm được, dù vậy phi hành đoàn Expedition 66 trên ISS cũng chứng kiến nhật thực và chụp được bức ảnh dưới đây ở độ cao 400km.


Nhiệm vụ chính của DISCOVR tập trung vào Mặt trời, DISCOVR giám sát gió Mặt trời và các dòng hạt Mặt trời. Các hạt tích điện mang theo gió mặt trời có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ hoạt động cực quang đến tác động lên vệ tinh, điện và sức khỏe của phi hành gia.

Cập nhật: 17/12/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video