Cái chết bí ẩn của người có công phá giải hệ thống mật mã Enigma

Trưa ngày 7/6/1954, bà Ethel Stoney, phát hiện con trai mình, nhà bác học Alan Turing, gục chết trên bàn trong phòng làm việc tại ngôi nhà gia đình ở khu Maida Valde của thủ đô London. Trên bàn còn có một quả táo mà Turing đang ăn dở.

Hốt hoảng, bà Ethel liền gọi điện cấp báo cho cảnh sát. Kiểm tra hiện trường và giám định pháp y sau đó cho biết nguyên nhân cái chết của Turing là bị nhiễm độc, có thể là do ăn phải quả táo có tẩm độc chất cyanide cực mạnh. Kết luận của cảnh sát cho rằng, Turing đã tự tử bằng độc chất cyanide.

Thế nhưng, chính việc xác định nguyên nhân dẫn đến cái chất của Turing đã khiến dư luận quan tâm, nghi vấn. Tuy nhiên, theo nhận định của báo The Guardian số ra ngày 1/10/2006, thì tình báo Anh đã bức tử nhà bác học Turing rồi ngụy tạo thành một vụ tự tử. Vậy đâu là sự thật về cái chết của nhà bác học người Anh này?

Alan Mathison Turing sinh ngày 23/6/1912 tại thủ đô London. Turing là một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ toán học ứng dụng vào ngành công nghệ máy tính. Tháng 9/1938, ông quay về lại Anh sau khi đã hoàn tất học vị tiến sĩ, Giáo sư Turing được chính phủ mời làm việc tại Ủy ban Mật mã quốc gia (GCCS).

Nhà bác học Alan Turing. (Ảnh: Rutherfordjournal)

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, Turing là một trong những nhân vật chủ chốt làm việc tại Trung tâm Tình báo thông tin Bletchey Park có nhiệm vụ giải mã các bộ mật mã của Đức Quốc xã, trong đó quan trọng nhất là các bộ mật mã được cài mã và gửi đi từ thiết bị Enigma.

Trong khi Đức Quốc xã không ngừng cải tiến thiết bị Enigma ngày càng phức tạp để đối phó với khả năng giải mã của đồng minh, thì nhóm của Giáo sư Turing cũng không ngừng cải tiến các thiết bị tính toán để giải mã các thông tin được mã hóa gửi đi từ thiết bị này.

Đáng kể nhất là việc chế tạo máy tính Colossus, được xem là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, để giải mã các điện văn được mã hóa với độ phức tạp cao của Đức Quốc xã. Sự ra đời của máy tính Colossus đã làm thất bại tham vọng bá chủ trên biển của Hải quân Đức và đẩy quân Đức vào thế bị động trong cuộc chiến.

Khi chiến tranh kết thúc, với việc giải thể Trung tâm Bletchey Park, Turing và nhóm của ông được chuyển đến làm việc tại Ủy ban Vật lý và Toán học quốc gia (NPML) để thiết kế thế hệ máy tính ACE. Năm 1947, Giáo sư Turing hoàn thành phác thảo thiết kế máy tính ACE và đến năm 1949, chiếc máy tính tự động đầu tiên ra đời.

Không ngừng tại đây, Turing còn lao vào nghiên cứu các phần mềm để sớm cho ra đời thế hệ máy tính Manchester Mark I. Tháng 10/1950, Giáo sư Turing được bổ nhiệm làm người đứng đầu Viện Nghiên cứu về máy tính và trí thông minh nhân tạo của Đại học Manchester.

Năm 1952, Giáo sư Turing đã thu hút được sự quan tâm của giới khoa học thế giới khi sử dụng một máy tính Manchester Mark II để đấu cờ vua với kỳ thủ người Anh Alick Glennie. Cũng trong năm này, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia phong tặng học vị Bác học cho Giáo sư Turing khi ông ở tuổi 40.

Thế nhưng con đường thăng tiến trong lĩnh vực khoa học của Giáo sư Turing gặp trở ngại khi ông bị phát hiện mắc chứng đồng tính luyến ái (ĐTLA) vào cái thời mà chứng này bị pháp luật trừng phạt và được xem là một dạng của bệnh tâm thần.

Sự việc trở nên trầm trọng khi một thanh niên 19 tuổi tên Arnold Murray thú nhận đã có quan hệ tình dục nhiều lần với giáo sư Turing. Bị cảnh sát điều tra, ông thú nhận mình mắc chứng ĐTLA, có quan hệ đồng giới với Murray, nên bị buộc tội theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, do có nhiều cống hiến cho đất nước và lại là một nhà khoa học tiếng tăm nên ông được quyền chọn hoặc là phải chịu hình phạt tù giam hoặc chấp nhận điều trị bằng cách chích một số hoócmôn diệt dục. Thế nhưng khi đang được chữa trị thì xảy ra cái chết của Giáo sư Turing vào ngày 7/6/1954.

Năm 1962, cái chết của Giáo sư Turing lại trở thành đề tài thời sự khi Hans Steinhauser, cựu nhân viên tình báo Đức Quốc xã đào thoát và sinh sống tại Argentina, tiết lộ chính một nhóm cựu nhân viên tình báo Đức Quốc xã đã tổ chức giết hại Giáo sư Turing bằng cách đầu độc ông bằng độc chất cyanide cực mạnh rồi tạo hiện trường thành một vụ tự tử.

Họ cho rằng, các công trình giải mã của ông đã góp phần không nhỏ vào thất bại của Đức Quốc xã. Vì vậy, một kế hoạch giết chết Giáo sư Turing đã được vạch ra với sự phối hợp hành động giữa nhiều cựu nhân viên tình báo Đức Quốc xã còn trốn tránh tại Nam Mỹ và châu Âu.

Máy tính Colossus (Ảnh: new21)

Về phần mình, báo The Guardian cũng tổ chức điều tra về cái chết của Giáo sư Turing theo cách riêng của mình, nhất là khi Chính phủ Anh cho công khai hồ sơ hoạt động của Trung tâm Tình báo thông tin Bletchey Park. Theo báo The Guardian thì Chính phủ Anh, mà trực tiếp là Tình báo Anh, đã tổ chức giết hại Giáo sư Turing khi cho rằng ông nắm bắt quá nhiều về hoạt động tình báo thông tin của tình báo Anh khi còn làm việc tại Trung tâm Bletchey Park.

Đáng lẽ sẽ không xảy ra vấn đề gì nếu ông không mắc chứng ĐTLA và nhất là có quan hệ đồng giới với Arnold Murray. Lo ngại Turing tiết lộ các thông tin mật nên tình báo anh đã chọn biện pháp loại bỏ nhà khoa học người Anh này.

Thông qua việc chữa trị bắt buộc chứng ĐTLA cho Giáo sư Turing bằng hoócmôn, tình báo Anh đã đầu độc dần cơ thể của ông bằng các liều lượng rất nhỏ độc chất cho đến khi ông qua đời vào trưa ngày 7/6/1954, trên bàn vẫn còn một quả táo đang ăn dở.

Do đã sắp đặt từ trước, Cảnh sát Anh khi được bà Ethel Stoney cấp báo, cũng đến kiểm tra hiện trường cho có lệ để sau đó đưa ra kết luận là Giáo sư Turing đã tự tử. Tổng hợp các chứng cứ thu thập được, báo The Guardian cho rằng Giáo sư Turing đã bị giết hại bởi chính phủ của quốc gia mà ông đã tận tụy phục vụ.

Theo Tintuconline.Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video