Cái hố “không gian cong” và sự tưởng tượng phi thực tế của Einstein

Để giải thích tại sao các hành tinh bay xung quanh mặt trời, Einstein đã đưa ra mô hình không gian xung quanh mặt trời bị uốn cong tạo thành một cái hố để các hành tinh không thể thoát ra ngoài cái hố đó. Nhưng thực tế lại chỉ ra rằng chẳng có cái hố nào như vậy.

Một yếu tố giữ vai trò quan trọng tạo nên hình ảnh của vũ trụ là sự liên kết giữa các ngôi sao, các hành tinh, các hệ mặt trời và các thiên hà. Vậy cái gì đã tạo nên sự liên kết đó?Câu trả lời khả dĩ là do lực hấp dẫn giữa mặt trời và các hành tinh.

Nhưng mô hình này cũng chỉ mới giải quyết được một nửa vấn đề bởi các hành tinh không chỉ bay xung quanh mặt trời mà chúng còn bay theo các quỹ đạo xác định để tạo cho hệ mặt trời có dạng hình đĩa dẹt. Nói cách khác, hệ mặt trời sẽ có hình cầu nếu giữa mặt trời và các hành tinh bay xung quanh nó chỉ có tác dụng của lực hấp dẫn. Để xóa đi cái khối cầu không có trong thực tế do lực hấp dẫn tạo ra, Einstein đã cho ra đời một cái hố không gian được tạo ra bằng cách đặt mặt trời (và các vật thể có khối lượng) lên một tấm cao su.

Dưới sức nặng của mặt trời, tấm cao su lõm xuống và thế là nhân loại có một không gian cong, còn các hành tinh thì lăn trên thành hố. Rất dễ để nhận ra tính phi thực tế của mô hình này bởi nó, cũng giống như sự giải thích bằng lực hấp dẫn giữa mặt trời và các hành tinh, không giải thích được hình dạng dẹt của các hệ mặt trời. Nếu các hành tinh lăn trên thành hố theo các quỹ đạo khác nhau thì các quỹ đạo là các đường tròn chứ không phải là các hình elip và mặt phẳng tạo ra từ các quỹ đạo này sẽ song song với nhau chứ không trùng nhau và trùng với mặt phẳng xích đạo của mặt trời. Trái đất của chúng ta khi lăn trên thành hố sẽ vướng ngay vệ tinh của nó là mặt trăng và khi đó sự di chuyển của nó sẽ bị trục trặc khi mặt trăng va vào thành hố.

Trong thực tế điều này đã không xảy ra.

Một câu hỏi nữa đặt ra cho mô hình này là không biết cái gì đã tạo nên sức nặng cho mặt trời để nó có thể làm lõm tấm cao su không gian. Trong phạm vi lớn như thiên hà thì hình dạng này có vẻ đúng khi úp một cái hố khác lên trên cái hố trên đây (thiên hà có hình đĩa lồi hai mặt ở tâm) nhưng không đúng với hình dạng thực của hệ mặt trời. Theo mô hình của Einstein thì có thể suy ra rằng các hành tinh không chỉ bay xung quanh mặt trời ở bán cầu nam mà còn ở bán cầu bắc của nó, vì vậy có thể đem hai cái hố đó úp lên nhau và chúng ta sẽ có hình ảnh về hình dạng của hệ mặt trời giống như hai cái bát úp vào nhau. Mô hình này vì vậy cũng không khác là bao cái khối cầu do lực hấp dẫn tạo ra. Chỉ một vài điều đơn giản trên đây đã cho thấy tính phi thực tế trong sự tưởng tượng về không gian của Einstein.

Nói khác đi không gian theo sự tưởng tượng của Einstien là không có thực. Sự nhận thức về thế giới tự nhiên là không hề dễ dàng. Trong rất nhiều trường hợp, để có sự nhận thức về thế giới tự nhiên, trí tưởng tượng có vai trò là yếu tố quyết định. Trong một phạm vi hẹp, trí tưởng tượng có thể làm thay đổi thực tế. Loài người có thể đào sông lấp biển, chế tạo được những con tàu bay vào vũ trụ,v.v... Nhưng trong những phạm vi lớn như vũ trụ thì chỉ có sự tưởng tượng phù hợp với thực tế chứ không bao giờ thực tế tuân theo trí tưởng tượng. Mặt trời và các ngôi sao tạo ra các thấu kính hấp dẫn để uốn cong các tia sáng bay qua gần chúng, nhưng chúng không thể uốn cong không gian để tạo nên những cái hố giam giữ các hành tinh, Einstein đã bỏ qua hai dữ kiện quan trọng khi xây dựng cái hố không gian xung quanh mặt trời là quỹ đạo của các hành tinh có hình elip và các hành tinh chuyển động trong cùng một mặt phẳng, vì vậy mà cái mô hình không gian bị uốn cong không phù hợp với thực tế.

Mặc dù đã nâng tầm nhận thức của nhân loại lên một tầm cao mới khi tìm được công thức E=mc2 và một số công trình nghiên cứu có giá trị khoa học lớn, nhưng Einstein cũng đẩy cỗ xe nhận thức của nhân loại sa lầy vào cái hố “không gian cong”. Đã đến lúc từ bỏ cái ý nghĩ về không gian cong và thời gian co giãn được để tập trung trí tuệ vào việc tìm câu trả lời đích thực cho câu hỏi tại sao các hành tinh lại chuyển động theo các quỹ đạo hình elip xung quanh mặt trời và hình dạng của hệ mặt trời, của các thiên hà lại dẹt như cái đĩa.

Bạn đọc Phùng Văn Hòa
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video