Cảm biến phát hiện virus HIV bằng mắt thường

Các nhà khoa học Anh mới đây vừa phát triển thành công cảm biến siêu nhạy cho phép phát hiện nhiều bệnh và virus bằng mắt thường ở giai đoạn sớm nhất.

Nghiên cứu, vừa được công bố trên tạp chí Nature Nanotechnology, cho thấy công nghệ cảm biến trực quan do các nhà khoa học tại trường Imperial College London phát triển có thể phát hiện nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư tuyến tiền liệt và virus HIV ở giai đoạn đầu thông qua chỉ dấu sinh học điển hình.


Virus HIV (xanh lục) có thể được phát hiện dễ dàng
bằng cảm biến siêu nhạy mới. (Ảnh: Wikipedia)

Theo các nhà khoa học, mỗi dấu hiện sinh học biểu hiện một loại bệnh nhất định. Với độ nhạy gấp 10 lần phương pháp tiêu chuẩn hiện tại, cảm biến sẽ giúp bác sỹ phát hiện chính xác loại bệnh một người đang mắc bằng cách đổi màu. Chẳng hạn, nếu nhận diện được chỉ dấu sinh học có tên P24 trong máu, điều này đồng nghĩa với việc người bệnh đang mang trong mình virus chết người - HIV hay phát hiện thấy kháng nguyên PSA, dấu hiệu sớm của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ngay lập tức môt phản ứng xảy ra khiến cảm biến đổi sang màu xanh cụ thể tương ứng với bệnh đó. Ngược lại sẽ là màu đỏ. Cả 2 phản ứng này đều có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Các nhà khoa học cho biết cảm biến do họ phát triển sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt như giá thành rẻ hơn 10 lần so với phương pháp truyền thống, sử dụng đơn giản và khả năng chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân ở những quốc gia nơi mà thiết bị y tế hiện đại còn khan hiếm.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video