Camera chụp 1.000 tỉ ảnh mỗi giây

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ đã chế tạo được một loại camera có khả năng chụp được 1.000 tỉ ảnh chỉ trong một giây, nghĩa là đến mức máy có thể nắm bắt ánh sáng khi ánh sáng di chuyển qua các đồ vật.


Lần đầu tiên một số quang tử được chụp ảnh
đang di chuyển trong chai Coca Cola - (Ảnh: AP)

Không gì có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Nhờ công trình nghiên cứu của các huyền thoại khoa học như Leon Foucault và Albert Einstein, chúng ta biết tốc độ này là 299.729.458m/giây trong chân không.

Nhưng các nhà khoa học tại MIT đã tìm cách nắm bắt ánh sáng với camera mới này của họ. Khi chiếu các ảnh một cách đồng bộ ở tốc độ cực chậm, bạn có thể thấy một tia sáng khi di chuyển từ A đến B. Thí nghiệm cho thấy một tia sáng di chuyển dọc theo chiều dài của một chai Coca Cola 1 lít, nảy lên từ nắp, sau đó phản chiếu lại đáy chai.

Đây là lần đầu tiên ánh sáng được quay phim đang di chuyển, và khả năng này sẽ có tác dụng rất lớn từ nhiếp ảnh đến y khoa cũng như mua sắm. Chẳng hạn đối với mua sắm, khách hàng có thể mang theo máy quét tới siêu thị và kiểm tra độ chín của trái cây. Nếu trái cây đã chín, ánh sáng được hấp thụ vào trong trái cây và nảy lên xung quanh, tạo ra một “hào quang”. Trái cây chưa chín hoặc cũ sẽ không hấp thụ ánh sáng.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video