Cần bao nhiêu năng lượng để chấm dứt đói nghèo và biến đổi khí hậu?

Nghèo đói và biến đổi khí hậu là hai vấn đề lớn mà loài người đang đối mặt. Liệu ta có thể vượt qua được những điều này không?

Dễ dàng thấy được nhân loại hiện có hai vấn đề chính và luôn phụ thuộc lẫn nhau, đó là nghèo đói và biến đổi khí hậu, cả hai đều đang diễn ra cực nhanh. Để giải quyết nghèo đói, chúng ta cần phải tạo ra lương thực nhưng việc này sẽ cần rất nhiều năng lượng. Trong khi đó, nếu sử dụng quá nhiều năng lượng thì môi trường tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Để giải quyết triệt để hai vấn đề này, con người phải tìm ra một nguồn năng lượng vừa đủ mạnh để giải quyết nhanh chuyện nghèo đói mà vừa không gây hại đến thiên nhiên. Mới đây, các nhà nghiên cứu của NASA đã bắt tay vào tìm kiếm nguồn năng lượng “thần kỳ” này, để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của con người mà không gây biến đổi khí hậu.


Việc phát triển kinh tế và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu là những khái niệm không song hành cùng nhau.

Vậy nhân loại đang tiêu thụ bao nhiêu năng lượng?

Như đã biết, việc phát triển kinh tế và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu là những khái niệm không song hành cùng nhau, bởi vì để phát triển thì loài người cần ngày càng nhiều năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Việc giảm khí thải độc hại vào khí quyển sẽ ổn định khí hậu của hành tinh, nhưng tới nay chưa có cách nào thật sự hiệu quả để tách bạch nhu cầu năng lượng và sự phát triển kinh tế.

Để nhìn rõ sự phụ thuộc của nhu cầu vật chất vào những nguồn năng lượng, các nhà nghiên cứu đã phân tích 3 quốc gia đang phát triển về nhu cầu năng lượng trong bối cảnh văn hóa và khí hậu khác nhau. Brazil, Nam Phi và Ấn Độ trở thành “các quốc gia thử nghiệm” trong một thí nghiệm lý thuyết này của các nhà khoa học.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhu cầu năng lượng cần thiết để đảm bảo mức sống khá giả cho mọi thành phần xã hội ở các quốc gia được lựa chọn là thấp hơn đáng kể so với mức tiêu thụ bình quân hiện hữu năng lượng quốc gia, cũng như thấp hơn đáng kể so với mức sử dụng năng lượng điện bình quân đầu người trên toàn cầu.

Năng lượng cần thiết để đảm bảo mức độ cao về chăm sóc sức khỏe và giáo dục là ít hơn so với những gì mà cơ sở hạ tầng, giao thông và các tòa nhà hiện đại đang sử dụng ngày nay. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng này có thể được giảm thiểu thêm nếu các quốc gia đảm bảo được việc sử dụng rộng rãi phương tiện giao thông công cộng hay sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương để xây dựng các tòa nhà.

Các kết quả nhận được cũng minh chứng cho việc nhu cầu năng lượng được xác định không chỉ bởi những nhu cầu cơ bản, mà còn bởi sự dư thừa của nó vốn được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của tầng lớp thu nhập trung bình và cao.

Các nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn tăng trưởng năng lượng trong tương lai ở các nước đang phát triển sẽ không hướng tới xóa đói giảm nghèo, mà chính là duy trì những khu vực giàu có nhất của dân số.

Do những khác biệt giữa các nhóm xã hội, các nước đang phát triển đang có nguy cơ phải đối mặt với những tổn thất và những vấn đề khác nhau có liên quan tới việc tăng phát thải khí nhà kính bởi công cuộc cải thiện chất lượng sống của các công dân lên cao hơn mức cơ bản.

Kết quả không đơn nhất giá trị như vậy có thể nói lên rằng nền kinh tế thế giới trong tương lai rất gần có thể bắt đầu cần một cuộc cách mạng kỹ thuật thực thụ để đảm bảo cho nhân loại bằng nguồn năng lượng mới, sạch và liên tục.

Cập nhật: 05/03/2020 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video