Căn bệnh dịch hạch bí ẩn đã tiêu diệt một nền văn minh cổ đại

Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết những người Siberia sống cách đây hàng nghìn năm đã bị ảnh hưởng bởi căn bệnh dịch hạch bí ẩn, sau đó đã làm thay đổi cấu trúc gene của loài người ở Đông Bắc Á.

Những nhà nghiên cứu từ Đại học Stockholm tiết lộ rằng nhiều quần thể dân cư ở Đông Bắc Á đã bị tiêu diệt bởi vi khuẩn dịch hạch bằng cách nào đó đến được Siberia.

Các chuyên gia tin rằng "sự kiện chết chóc" sau đó đã thay đổi cấu trúc gene của những người sống trong khu vực, cũng là những người bắt đầu leo núi tới khu vực ngày nay là Bắc Mỹ khoảng 5.500 năm trước.


Hồ Baikal.

Để đưa ra thông tin này, nhóm nghiên cứu gồm các nhà di truyền học tiến hóa do Gülşah Merve Kilinç và Anders Götherström dẫn đầu đã trích xuất DNA từ phần còn lại của 40 bộ xương người được khai quật ở các vùng phía đông Siberia.

DNA của Yersinia pestis, vi khuẩn gây ra bệnh dịch, được tìm thấy ở hai trong số những người Siberia cổ đại. Một trong những nạn nhân của bệnh dịch hạch sống cách đây khoảng 4.400 năm, trong khi người kia có niên đại khoảng 3.800 năm trước.

Giáo sư Götherström cho biết vẫn chưa rõ bằng cách nào mà bệnh dịch hạch có thể đến được Siberia và mức độ lây lan của bệnh dịch. Ông và các đồng nghiệp đã phát hiện ra sự đa dạng di truyền trong các mẫu DNA cổ đại của con người đã giảm mạnh từ khoảng 4.700 đến 4.400 năm trước. Đây có thể là kết quả của sự suy giảm dân số vào thời điểm đó.

Lý thuyết này phù hợp với bằng chứng về bệnh dịch hạch được phát hiện trong DNA của người Siberia cổ đại khác vào năm ngoái. Tuy nhiên, nhà di truyền học tiến hóa Hendrik Poinar của Đại học McMaster, Canada, người không tham gia nghiên cứu, phản biện rằng có thể người cổ đại đã bị nhiễm một loại bệnh dịch hạch không quá nguy hiểm. Vi khuẩn đã không giết đủ số nạn nhân để làm thay đổi cấu trúc gene của người Siberia.

Lý giải cho quan điểm của mình, giáo sư Poinar cho biết dữ liệu di truyền chỉ từ hai cá nhân cung cấp quá ít bằng chứng để khẳng định rằng họ sở hữu một chủng vi khuẩn Yersinia pestis.

Thực tế, các nhà khoa học tin rằng đã có một loạt sự dịch chuyển dân số ở phía đông bắc châu Á từ khoảng đỉnh điểm của Kỷ Băng hà cuối cùng (16.900 năm trước) đến khoảng 550 năm trước. Những nhà nghiên cứu đã phân tích vật chất di truyền của người Siberia cổ đại và so sánh với vật liệu di truyền ngày nay của con người cho thấy rằng bất chấp khí hậu khắc nghiệt của Siberia, các nhóm gần hồ Baikal và các vùng khác đã sinh sản với các quần thể khác trong và ngoài Siberia từ Hậu kỳ đồ đá cho đến thời trung cổ.

Trong khi đó, hai người Siberia mang bệnh dịch được phân tích trong nghiên cứu mới đến từ các khu vực đã trải qua sự biến đổi dân số lớn trong phần lớn khoảng thời gian được lấy mẫu. Điều này có thể một phần do những người mắc bệnh dịch hạch di cư đến và xung quanh khu vực, dẫn đến các nhóm di truyền khác nhau.

Cập nhật: 12/01/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video