Căn bệnh khiến bạn sẵn sàng cào mặt, lột da... chỉ vì nghĩ như vậy sẽ đẹp hơn

Chiếm 2,4% dân số thế giới, những người này thuộc hội chứng "sợ xấu" ám ảnh về ngoại hình của mình đến mức sẵn sàng cào cấu, cắt tóc, lột da... với suy nghĩ như thế mình sẽ đẹp hơn.

Trong tác phẩm "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" của Victor Hugo, Quasimodo là một tên gù xấu xí. Chính bởi vẻ ngoài xấu tệ này mà nhiều người gọi anh là quái vật, vì thế chẳng có gì lạ khi Quasimodo luôn mặc cảm và sống thu mình trong gác chuông nhà thờ.

Và có lẽ vì lý do này mà các nhà khoa học đã lấy tên Quasimodo để đặt tên cho 1 hội chứng mặc cảm ngoại hình (Body dysmorphic disorder – BDD).


Quasimodo đã và đang ảnh hưởng đến 2,4% dân số thế giới.

Cụ thể, người mắc chứng này luôn bị ám ảnh quá mức bởi những khiếm khuyết trên cơ thể mình, đôi khi, họ còn cố lần mò tìm ra cho bằng được điểm xấu xí hoặc thậm chí là… tưởng tượng ra chúng.

Có thể đây là lần đầu bạn nghe đến hội chứng kì lạ này, nhưng một sự thật đáng sợ là Quasimodo đã và đang ảnh hưởng đến 2,4% dân số thế giới.

Cả nam và nữ đều có thể là nạn nhân của hội chứng này nhưng ở nữ phổ biến hơn, tập trung nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.


Quasimodo là một kiểu rối loạn tâm thần của não bộ.

Cũng như các bệnh về tâm thần học khác, đây là hệ quả của nhiều tác động bao gồm sinh học, di truyền và cả tâm lí, xã hội và bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của nó.

Làm sao để biết một người đang bị Quasimodo?

Dẫu biết rằng không ai có được ngoại hình hoàn hảo không tì vết nhưng nếu chỉ vì một vết sẹo nhỏ mà đau khổ bi lụy thì rất có thể người này đang mắc bệnh.

Họ luôn bị ám ảnh khi cảm thấy mình quá béo hoặc quá gầy, ngực quá phẳng, chân quá to... Họ dành phần lớn thời gian trong ngày bận tâm về khiếm khuyết của mình, liên tục soi gương, ngắm nghía nó, sờ nắn và cảm thấy lo lắng, bực bội.


Người mắc bệnh luôn thấy mặc cảm vì xấu xí, dù thực tế không phải vậy.

Một số khác lại rất sợ soi gương vì ghét phải nhìn thấy gương mặt "xấu xí" của mình, thậm chí dùng rèm che hết gương trong nhà và luôn so sánh mình với người khác, cảm thấy mình thua kém, tủi hổ. Bất kì một lời nhận xét nào về ngoại hình cũng làm họ buồn phiền, suy nghĩ.

Và rồi mỗi lần có việc đi ra ngoài, họ dành hàng giờ đồng hồ trang điểm, chải chuốt, không muốn để lộ bất kì một khuyết điểm nào.

Họ thường nghĩ đến việc phẫu thuật thẩm mĩ dù những người xung quanh họ đều khuyên không đến mức phải như vậy.

"Sợ xấu" không đơn giản chỉ là "nghiện chải chuốt"

Hậu quả của chứng bệnh này có thể vô cùng nghiêm trọng. Người bệnh mất nhiều thời gian lo lắng về cơ thể của mình, dẫn đến khủng hoảng, cáu gắt với người xung quanh. Dần dần, họ mất hẳn sự tự tin trong giao tiếp, tự cách li mình khỏi xã hội.


Quá khứ bị trêu chọc, bắt nạt có thể là nguyên nhân của chứng bệnh tự ti này.

Ở một mức độ phức tạp hơn, người mắc hội chứng sẽ rơi vào tình trạng trầm cảm do không muốn đi ra ngoài, không muốn xuất hiện trước bất kì ai.

"Cao cấp hơn", những người mắc chừng Quasimodo căm ghét cơ thể của mình,tìm cách để loại bỏ khiếm khuyết: cắt tóc, lột da, hoặc nghiêm trọng hơn là nghĩ đến việc tự sát.


Đây là một hội chứng nguy hiểm có thể dẫn đến trầm cảm.

Quasimodo là một hội chứng nguy hiểm, nhưng nếu không hiểu về nó, ta sẽ không biết nạn nhân đang đối mặt với những gì, mà chỉ đơn giản cho rằng họ quá "điệu".

Vì vậy, hãy chú ý nếu bạn hoặc người thân có những dấu hiệu trên để kịp thời phát hiện và nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lí. Và quan trọng hơn, hãy hiểu rằng không có ai hoàn hảo, nên hãy tự tin và hài lòng về những gì mình đang có.

Cập nhật: 22/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video