Cần cảnh giác với viêm tụy cấp tính

Tụy là một tạng dài từ 12-15cm nằm dựa vào thành sau ổ bụng, tương ứng với đốt lưng số 2 và nằm lọt vào trong khung tá tràng nên khi tụy bị bệnh có thể dễ chẩn đoán nhầm với bệnh của tá tràng.

Có hai loại viêm tụy:

Viêm tụy cấp không hoại tử

Mô hình tuyến tụy (Ảnh: pancreas)

Tổn thương viêm tụy cấp thường gặp trong các trường hợp bệnh nhân có sỏi đường mật như: sỏi túi mật, sỏi các đường mật trong gan và sỏi ống mật chủ (ống cholédoque), giun chui ống mật. Vì vậy những trường hợp có cơn đau quặn thận nghi do sỏi hệ thống đường mật, giun chui ống mật cần thật trọng với bệnh viêm tụy cấp.

Triệu chứng chính của viêm tụy cấp không hoại tử là đau đột ngột, đau nhiều ở hạ sườn bên phải lan ra sau lưng, lên vai. Nhiều khi đau “chổng mông” như giun chui ống mật, có sốt, rét run, ấn điểm sườn - lưng bệnh nhân kêu đau, đặc biệt là điểm sườn - lưng bên trái. Cơn đau kéo dài khoảng vài giờ rồi giảm dần. Bệnh nhân mệt lả, đôi khi cơn đau khác lại ập đến.

Xét nghiệm thấy bạch cầu, men amilase, bilirubin, ure máu tăng cao. Siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán nhưng đôi khi gặp khó khăn do hơi và dịch ứ đọng trong ruột che hình ảnh của tụy.

Viêm tụy cấp chảy máu

Khác với viêm tụy cấp (phù tụy), loại viêm tụy cấp chảy máu thường ít gặp ở bệnh nhân có sỏi mật kèm theo nhưng hay gặp do giun chui ống mật và viêm nhiễm đường mật do vi sinh vật.

Bệnh nhân thường bị choáng rõ rệt. Triệu chứng chính là đau bụng vùng trên rốn từ bờ sườn trái ra sau lưng. Đau liên tục với cường độ vừa phải nhưng thỉnh thoảng xuất hiện cơn kịch phát, buồn nôn và nôn. Nôn ra thức ăn, dịch màu vàng, tiêu chảy, phân có lẫn máu. Bệnh nhân trong trạng thái hốt hoảng, toát mồ hôi. Trong những giờ đầu mới bị bệnh, đôi khi có tăng huyết áp nhưng sau đó huyết áp tụt xuống. Khám thấy bụng đau, nhất là vùng trên rốn và vị trí sườn - lưng bên trái. Trong những trường hợp này dễ chẩn đoán nhầm với thủng dạ dày.

Cần chụp Xquang không chuẩn bị để xem có liềm hơi hay không? Trên phim có thể thấy những quai ruột ở vùng gần tụy như khung tá tràng và đoạn đầu của hỗng tràng bị giãn. Nhìn vào vùng da bụng thấy quanh vùng rốn có nốt bầm tím. Đôi khi có thể xuất hiện tràn dịch màng phổi. Hình ảnh siêu âm cho thấy tụy bị phù nề, xung quanh tụy có dịch tiết.

Xét nghiệm men amilase tăng cao trong 12-18 giờ đầu. Nếu đường máu và đặc biệt amilase tăng cao trong 7 ngày liên tục là tiên lượng nặng và tăng cao sau hai tuần là có khả năng hình thành nang tụy hoặc cổ trướng do dịch tụy thấm tràn ra. Ngoài ra có thể thấy trong nước tiểu có albumin, hồng cầu, bạch cầu.

Điều trị

Khi bị viêm tụy cấp, người bệnh cần được điều trị tích cực bằng truyền dịch; chống đau (tuyệt đối không dùng morphin vì làm co thắt cơ 0ddi); chống choáng (nếu có); chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đặc hiệu và điều trị bằng ngoại khoa khi có hội chẩn xác định chắc chắn.

Phòng bệnh viêm tụy cấp

Để phòng bệnh, người bệnh nên xét nghiệm phân định kỳ để tẩy giun khi có chỉ định của thầy thuốc; không uống rượu quá mức cho phép. Viêm tụy hoại tử là một căn bệnh rất nguy hiểm, phải luôn luôn cảnh giác để chẩn đoán sớm có hướng xử trí kịp thời, hạn chế tử vong. Khi phát hiện có sỏi đường mật và sỏi túi mật cần điều trị dứt điểm.

Theo Sức khỏe & đời sống, TTO
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video