Cẩn trọng khi dùng muối

Một nhúm muối nhỏ cũng tạo nên sự khác biệt cho món ăn của bạn. Không chỉ làm tăng vị ngon của món ăn, đối với con người, muối (NaCl) giúp di chuyển nước từ bên trong tế bào ra ngoài. Nó còn duy trì cân bằng nội môi – cân bằng giữa chất dịch thông thường và chất điện phân của cơ thể. Tuy nhiên, dùng quá nhiều hoặc quá ít muối đều có thể có hại cho cơ thể. Sau đây là một số cách do chuyên gia dinh dưỡng Ekta Vora (Ấn Độ) chia sẻ để giúp bạn có thể cân đối lượng muối dùng phù hợp với sức khỏe của mình.

Quá nhiều muối:

Khi có nhiều natri trong máu hơn mức cần thiết, cơ thể sẽ cố gắng bài tiết chúng ra ngoài. Tuy nhiên, mọi cá nhân đều có ngưỡng bài tiết muối nhất định. Khi vượt quá mức cho phép, cơ thể sẽ cố gắng hấp thu nước nhiều hơn, gây phù hoặc sưng. Tình trạng này có thể dẫn tới lên máu, cao huyết áp, và nếu không được phát hiện sẽ gây suy thận.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Quá ít muối:

Sẽ không có nguy hiểm gì nếu bạn không có bệnh sẵn trong người. Tuy nhiên, lượng natri trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến chứng mất nước, mệt mỏi, vọp bẻ (chuột rút) và yếu ớt. Tất cả các điều này đều ảnh hưởng đến tim của bạn.

Cách hạn chế:

Một gam muối thường (khoảng ¼ muỗng cà phê) chứa khoảng 373 mg natri. Do đó, những người bị lên máu, cao huyết áp hoặc bệnh thận cần phải cẩn trọng với lượng muối hấp thụ vào cơ thể. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh để đặt ra mức hạn chế natri: mức nhẹ (3-4 gam/ngày), mức vừa (1-3 gam/ngày), rất hạn chế (1 gam/ngày).

Thức ăn cần chú ý:

Các nguồn natri tự nhiên trong thực phẩm không cô đặc như natri có trong thức ăn chế biến sẵn, vì thế nếu bạn quan tâm sức khỏe, hãy loại bỏ các thức ăn chế biến sẵn khỏi danh sách mua sắm. Bên cạnh đó, kali cũng được coi là chất đối kháng của natri. Một chế độ ăn uống giàu kali bao gồm trái cây, rau cải, đậu và nước dừa có thể điều chỉnh lượng natri trong cơ thể. Bạn có thể theo dõi lượng muối gia vị thêm vào các món ăn nhưng lại thường thiếu để tâm đến các nguồn muối gián tiếp. Hãy chú ý các thực phẩm được bảo quản trong chai, hộp và đóng gói, chúng thường có hàm lượng đường, muối và chất béo nhiều hơn mức cần thiết.

Một số nguồn natri cần tránh:

Natri quan trọng nhưng bạn có thể tránh dùng một số hợp chất nhất định để có được sức khỏe tốt. Hãy để ý danh sách sau đây khi đi cửa hàng thực phẩm vào lần sau:

- Bột ngọt.

- Soda dùng trong chế biến thức ăn.

- Thuốc tiêu mặn, bột phì.

- Muối nitrite: được tìm thấy trong các món ngũ cốc chế biến nhanh, phó mát làm sẵn.

- Muối alginate: có trong sữa sô-cô-la và kem.

- Muối benzoate: chất bảo quản trong đồ gia vị và nước xốt rau trộn.

Nếu bạn bị bệnh cần phải hạn chế lượng muối hấp thụ, thì có thể dùng muối đen (muối khoáng) vì nó có hàm lượng natri thấp hơn muối trắng (muối ăn thường).

Theo Báo điện tử Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video