Cảnh báo từ sự ấm lên của “Nóc nhà của thế giới”

Nhiệt độ đang gia tăng ở “Nóc nhà của thế giới” sẽ có những tác động lớn đối với thay đổi khí hậu và môi trường trên phạm vi toàn cầu, cảnh báo của các nhà khoa học Trung Quốc.

Những tác động đó gồm: làm tan chảy các sông băng, gây ra nhiều cơn bão cát, hạn hán, làm khô cạn những con sông chính của Trung Quốc …

Con số do các nhà khoa học tập hợp từ cao nguyên Tây Tạng-Thanh Hải cho thấy kể từ những năm 1980, nhiệt độ tại đây đã tăng 0,42 0C mỗi 10 năm.

Một trong các hậu quả tồi tệ nhất của sự tăng nhiệt độ này là làm thay đổi lượng nước chảy ở sông Dương Tử, Hoàng Hà và các sông khác bắt nguồn từ vùng núi non Tây Tạng.

Ngoài nhiệt độ tăng, lượng tuyết bao phủ cao nguyên Tây Tạng cũng giảm 10% so với những năm khác. (Ảnh minh họa: Ram.org)

“Nhiệt độ gia tăng khiến chúng tôi phải tìm kiếm câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi: sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu vùng lân cận, những khu vực còn lại của Trung Quốc, châu Á và thậm chí là cả thế giới?”, Xu Xiangde, một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện khoa học khí tượng trực thuộc Viện khoa học Trung Quốc, nói với tờ China Daily

Trong khi Xu đưa ra phát biểu trên, khoảng 500 nhà khoa học và các quan chức đã nhóm họp tại Paris để bàn giải pháp cho vấn đề toàn cầu ấm lên, bao gồm: toàn cầu ấm lên đang gia tăng nhanh như thế nào, nghiêm trọng như thế nào và con người chịu bao nhiêu phần trách nhiệm…

Xu cho biết qua hàng chục năm nghiên cứu cao nguyên này, các nhà khoa học phát hiện cứ một sự thay đổi hay di chuyển các đám mây hoặc hơi nước ở Tây Tạng đều gây ra một tác động, tức thì hoặc sau đó, đối với tình trạng thời tiết ở các khu vực khác của Trung Quốc và thậm chí là của thế giới.

Chẳng hạn, dựa trên phân tích các dữ liệu từ vệ tinh, Xu và đồng nghiệp phát hiện sự di chuyển mạnh mẽ của những đám mây trên cao nguyên này vào tháng 7-1998 là nguyên nhân gây lũ lụt vào mùa hè cùng năm - đợt lũ tồi tệ nhất Trung Quốc trong nhiều chục năm qua. 

Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang bắt tay hợp tác trong một dự án nghiên cứu khí tượng kéo dài 4 năm để xây dựng các trạm quan sát thế hệ mới ở trên và xung quanh cao nguyên Tây Tạng nhằm cảnh báo trước các thảm họa thời tiết có thể xảy ra.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã làm việc với Mỹ, Hàn Quốc và các nước khác để làm rõ hơn những thay đổi khí hậu tại cao nguyên này. 

Theo các con số báo cáo, bão, lũ và hạn hán đã giết chết 2.704 người tại Trung Quốc và gây thiệt hại kinh tế 212 tỷ nhân dân tệ trong năm 2006. Đây cũng là năm nóng nhất kể từ năm 1951.

TƯỜNG VY

Theo Reuters, Xinhua, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video