Cạnh tranh dẫn đến sự tuyệt chủng của người Nêanđectan

Trong nghiên cứu mới được thực hiện gần đây, một nhóm nghiên cứu Pháp-Mỹ với chuyên môn về khảo cổ học, khí hậu và sinh thái học đã báo cáo rằng sự tuyệt chủng của giống người Nêanđectan là kết quả của sự cạnh tranh với giống người CroMagnon, chứ không phải là do sự thay đổi thời tiết.

Nghiên cứu, được công bố trực tuyến trên tạp chí mở PLoS ONE ngày 24 tháng 12, đã đưa ra câu trả lời cho tranh cãi về lý do biến mất đột ngột của giống người Nêanđectan đã cư ngụ tại châu Âu trước sự xuấ thiện của giống người như chúng ta khoảng 40.000 năm trước. Dưới sự chỉ đạo của tiến sĩ William E. Banks, thuộc trung tâm quốc gia Pháp de la Recherche Scientifique, l'Ecole Pratique d'Hautes Etudes và đại học Kansas, các tác giả đã đưa ra kết luận bằng cách tái dụng điều kiệu khí hậu tại thời điểm đó và phân tích sự phân bố của các địa điểm khảo cổ gắn liền với những người Nêanđectan và bộ phân dân cư người hiện đại đầu tiên với phương pháp thường được sử dụng để nghiên cứu tác động của sự thay đổi thời tiết đối với sự đa dạng sinh thái.

Phương pháp này sử dụng địa điểm địa lý với các vị trí khảo cổ được lấy niên đại bằng phóng xạ cácbon, cùng với mô hình khí hậu trong quá khứ cho thời kỳ đó, đồng thời sử dụng thuật toán để phân tích mối liên hệ giữa hai loại dữ liệu nhằm tái dựng khu vực mà từng bộ phân người cư trú và xác định liệu điều kiện khí hậu có vai trò gì đối với những khu vực này. Nói một cách khác, bằng cách kết hợp dữ liệu khảo cổ và cổ khí hậu học, phương pháp dự đoán có thể tái dựng khu vực mà một bộ phân dân cư cổ đại có thể đã cư trú. Bằng cách lặp lại quá trình mô phỏng này hàng trăm lần và đánh giá những lỗi xuất hiện, phương pháp này có thể cung cấp dự đoán về khu vực mà những nền văn minh con người khác nhau đã từng sinh sống.

Bản đồ dự đoán điều kiện phù hợp cho những người Nêanđectan (A -- pre-H4, C -- H4, E -- GI8) và AMH (B -- pre-H4, D -- H4, F -- GI8). Những ô vuông với 1—5 của 10 mô hình dự đoán sự xuất hiện của điều kiện thời tiết phù hợp có màu xám, những ô vuông với mô hình 6—9 có màu hồng, và những ô vuông với cả 10 mô hình có màu đỏ. Những vị trí khảo cổ được đánh dấu bằng những vòng tròn. (Ảnh: Banks WE, d'Errico F, Peterson AT, Kageyama M, Sima A, et al. (2008) Neanderthal Extinction by Competitive Exclusion. PLoS ONE 3(12): e3972. doi:10.1371/journal.pone.0003972)

Phương pháp mô hình hóa này cũng cho phép việc dự đoán những dấu vết khảo cổ của một nền văn minh đối với điều kiện mô trường của một giai đoạn khí hậu sau này – bằng cách so sánh dự đoán này đối với những vị trí khảo cổ ở giai đoạn sau, các nhà khoa học có thể xác định liệu vùng sinh thái mà bộ phận người đã sử dụng có giữ nguyên như cũ, hoặc nó thu nhỏ hoặc mở rộng trong thời kỳ đó.

So sánh những khu vực được tái dựng đó với giống người Nêanđectan và người hiện đại trong từng thời kỳ khí hậu và đặt từng khu vực đó vào những thời kỳ khác hậu sau này, Banks và các đồng nghiệp xác định rằng giống người Nêanđectan có khả năng vẫn giữ nguyên lãnh thổ của mình ở châu Âu trong thời kỳ mà điều kiện khí hậu ít khắc nghiệt gọi là Greenland Interstadial 8 (GI8).

Tuy nhiên, dữ liệu khảo cổ cho thấy điều này không xảy ra, và sự biến mất của người Nêanđectan bắt đầu khi chúng ta nhận thấy sự mở rộng về mặt địa lý của nhóm người hiện đại trong GI8. Mô hình của các nhà nghiên cưuis dự đoạn rằng lãnh thổ hạn chế về phương Nam của người hiện đại gần Thung lũng song Ebro ở phía Bắc Tây Ban Nha, và biên giới phía Nam này di chuyển dần về phía Nam trong thời kỳ khyis hậu ôn hòa GI8.

Các nhà khoa học kết luận rằng chủng người Nêanđectan từng sinh sống tại phía Nam Tây Ban Nha là những người sống sót cuối cùng vì họ tránh được sự cạnh tranh trực tiếp với người hiện đại vì hai tộc người chiếm cứ những lãnh thổ riêng biệt trong thời kỳ khí hậu lạnh H4. Họ cũng chỉ ra rằng sự tiếp xúc giữa người Nêanđectan và người hiện đại đã tạo điều kiện cho những trao đổi văn hóa và di truyền.

Tham khảo:

Banks WE, d'Errico F, Peterson AT, Kageyama M, Sima A, et al. Neanderthal Extinction by Competitive Exclusion. PLoS ONE, 2008; 3(12): e3972 DOI: 10.1371/journal.pone.0003972

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video