Carbon Monoxide - kẻ giết người thầm lặng

Khí các bon monoxide (CO), một loại khí có độc tố, được coi là kẻ giết người thầm lặng. Chỉ riêng tại Mỹ, mỗi năm khí CO gây tử vong cho khoảng 5 nghìn người. Cứ 5 người thì 3 người bị chết vì khí độc Co thoát ra từ xe ôtô, một người bị tai nạn vì hít phải CO do bếp củi hay lò than, lò sưởi còn một trong 5 người chết vì CO nhưng không rõ nguyên nhân.

Ở TQ và VN, các trường hợp ngộ độc khí CO do sử dụng bếp than để đun nấu và sưởi ấm cũng không hiếm.

Khí độc CO là gì?

Đây là một loại khí không mùi vị, không thoát ra từ các loại nhiên liệu như than củi, xăng propane, methane, hay dầu mỏ đốt nửa chừng.

Ôtô xe máy thải ra nhiều khí CO.


Khi cơ thể hít phải loại khí này, nó sẽ đi vào phổi rồi vào máu, ở đây CO dính vào sắc tố hồng huyết cầu (hemoglobin), đẩy bớt dưỡng khí đi.

CO kết hợp với sắc tố trong hồng huyết cầu sinh ra chất carbonxyhemoglobin (HbCO). Khí CO có sức mạnh gấp 200 lần khi tranh đua với dưỡng khí bám vào sắc tố hồng huyết cầu. Khi sắc tố hồng huyết cầu hết dưỡng khí thì cơ thể cũng cạn dưỡng khí. Ngoài ra, khí CO cũng có thể kết hợp với myoglobin (sắc tố trong bắp thịt) làm hư hại tế bào và phát sinh môi trường chuyển hóa acid (metabolic acidosis).

Triệu chứng trúng độc khí CO

Trong cơ thể người hút thuốc lá, lượng Co trong sắc tố hồng huyết cầu (HbCO) chiếm từ 3-8%. Người bình thường chỉ có 0-3%. Nhưng khi lượng khí HbCO tăng cao hơn nữa, chẳng hạn từ 10-20% thì sẽ gây nhức đầu, nôn mửa và khó thở. Khi lượng HbCO lên cao từ 30-40% thì nhức đầu sẽ trở nên dữ dội hơn, tim đập loạn lên và có thể gây bất tỉnh. Và khi lượng CO còn tăng cao hơn nữa lên đến hơn 40% thì hơi thở sẽ dồn dập, nghẹt cứng phổi không còn hoạt động được nữa. Lúc đó bệnh nhân sẽ bị lên cơn kinh giật, bất tỉnh, não bị tổn thương vĩnh viễn, tim ngừng đập và tử vong.

Chúng ta biết rằng lượng HbCO tăng cao trong máu dễ gây tử vong. Thử nghiệm khoa học cho thấy dù lượng HbCO nhỏ, chỉ 0,05% trong máu nhưng hít phải khí CO lâu hơn 30 phút cũng có thể làm chết người.

Nói chung lúc đầu hít phải hơi độc CO sẽ có những triệu chứng mơ hồ như chóng mặt, nhức đầu, và nhiều khi bệnh nhân cứ tưởng lầm chỉ bị cảm thông thường mà không hề biết chính mình đã bị nhiễm hơi độc CO.

Cấp cứu trúng độc CO

Nếu nghi ngờ bị trúng độc khí CO thì việc đầu tiên là phải cho bệnh nhân thở dưỡng khí ngay. Tiếp đó phải đưa bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu ngay. Ở đó bác sỹ sẽ tiến hành thử máu (AGB, CBG, Lytes, CPK, Lactate và HbCO) và nước tiểu. Bác sỹ sẽ đưa bệnh nhân tới những trung tâm chuyên môn để được thở trong những môi trường áp suất dưỡng khí thật cao.

Biện pháp phòng ngừa, ưu tiên hàng đầu

Nếu muốn mở máy ôtô và xe máy để xe nóng máy, nhất là vào mùa đông, thì phải đưa xe ra khỏi gara ngay lập tức, dù gara vẫn còn mở cửa cũng không được để xe nổ máy trong gara lý do là khí CO tăng cao có thể tràn từ gara vào trong nhà gây ngạt thở cho nhiều người khác. Không khí trong nhà phải đủ thoáng.

Thiết bị dụng cụ nấu nướng như lò sưởi, bếp ga, lò đun nước sôi, lò đốt củi, hay cả bếp ga di động đều phải kiểm tra lại hàng năm. Phải chú ý xem ống thoát khí trong nhà có bị nghẹt, bị hở hay nứt rạn. Và tất nhiên phải sửa chữa cho kịp thời.

Nếu dùng lò sưởi đốt củi, phải chắc chắn không khí được chuyển động ra khỏi nhà qua đường ống khói. Phải sử dụng loại quạt gió để đuổi khói và không khí độc ra ngoài. Tuyệt đối không sử dụng lò than trong nhà để đun nấu và sưởi ấm. Muốn sử dụng phải mang ra chỗ thông thoáng như sân vườn sân thượng...

Theo Family, VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video