Cầu vồng đỏ xuất hiện khắp châu Âu

Nếu hướng những camera tối tân lên bầu trời vào những ngày này, người dân châu Âu có thể chiêm ngưỡng vô số cầu vồng đỏ trên bầu trời.


Con người hầu như không thể quan sát cầu vồng đỏ bằng mắt thường. (Ảnh: Livescience)

Khi những hạt mang điện tích cao từ mặt trời lao vào bầu khí quyển trái đất, chúng gây nên bão địa từ. Những cơn bão địa từ gây nhiễu loạn ở từ quyển - tầng không khí mà trường điện từ thống trị. Những hậu quả rõ rệt nhất của bão địa từ là những cực quang khổng lồ và sáng ở hai vùng cực của trái đất. Ngoài ra, chúng còn gây nên những cầu vồng màu đỏ mờ nhạt trên tầng điện ly (vùng chứa nhiều ion, trải dài từ độ cao 85 tới 600km cách mặt đất) của khí quyển.

Những cầu vòng đó phát ra thứ ánh sáng đỏ yếu đến nỗi con người hầu như không thể thấy bằng mắt. Chúng xuất hiện ở những vĩ độ thấp, trong khi cực quang hiện ra ở những vĩ độ cao.

Ô nhiễm ánh sáng là một trong những nguyên nhân khiến con người không thể thấy cầu vồng đỏ. Nhưng mới đây đài thiên văn ASIAGO (All-Sky Imaging Air-Glow) ở Italy đã sử dụng những camera với cảm biến cực nhạy và ống kính mắt cá để quan sát những cầu vồng đỏ và cực quang mờ trên bầu trời châu Âu, Livescience cho biết.

Một nhóm chuyên gia quốc tế đã quan sát bầu trời bằng các camera của đài thiên văn ASIAGO khi một cơn bão từ ập xuống địa cầu vào năm 2011. Sau khi so sánh dữ liệu của họ với hình ảnh từ vệ tinh và các thiết bị trên mặt đất, họ kết luận rằng cầu vồng đỏ bao phủ phần lớn châu Âu - trải dài từ Ireland ở phía tây tới Belarus ở phía đông.

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video