Cây cối cũng hành xử như con người

Các nhà khoa học phát hiện, cây cối cũng có hàng loạt hành vi ứng xử giống như con người. Tạp chí New Scientist thống kê rằng, một số loài thực vật có thể lựa chọn bạn tình để tránh giao phối "cận huyết", số khác biết cầu cứu khi bị tấn công và thậm chí có thể giả vờ đau yếu để tránh sự dòm ngó của kẻ thù.

Kén chọn bạn tình

Nhiều loài thực vật tránh nhận phấn hoa từ các loài khác bằng cách hình thành những mối quan hệ đặc biệt với các loài thụ phấn đặc thù, chẳng hạn như chim, kiến ​​và côn trùng. Tuy nhiên, cây thuốc lá (thuộc họ Solanaceae) thậm chí còn "kén cá chọn canh" hơn. Hệ thống tự xác định sự không tương thích của loài thực vật này cho phép chúng từ chối phấn hoa của những loài họ hàng gần gũi do việc giao phối "cận huyết" sẽ dẫn tới sự ra đời của các cây lai cùng dòng yếu ớt hơn. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác cơ chế này hoạt động như thế nào.

Mỹ nhân kế

Để tăng khả năng thụ phấn, cây lan ruồi (Ophrys insectifera) đã dùng mẹo nhử các con ruồi đực vào giao phối với nó. Ngoài việc tạo dáng trông giống như một con côn trùng, hoa lan còn tỏa ra một mùi hương tương tự như các kích thích tố sinh dục của ruồi cái. Khi một con ruồi đực sa bẫy, cố gắng để giao phối với hoa, nó đã vô tình thụ phấn cho cây phong lan.

Giả vờ "nhà đã có chủ"

Cây chanh dây hay còn gọi là chanh leo (Passiflora) sử dụng thủ thuật đánh lừa để ngăn chặn các con bướm Heliconius đẻ trứng trên lá của nó. Hành động này xuất phát từ thực tế rằng trứng của bướm Heliconius khi nở thành sâu có thể tàn phá nặng nề hoặc thậm chí giết chết cả cây chanh dây. Cơ chế phòng vệ tinh vi của loài thực vật này bao gồm việc sản sinh ra các phần phụ gọi là lá kèm, trông giống như những quả trứng bướm trưởng thành. Thủ thuật đánh lừa này hiệu quả vì để cung cấp cho con cái cơ hội sống sót tốt nhất, loài bướm có xu hướng tránh đẻ trứng của chúng trên một chiếc lá đã xuất hiện những quả trứng khác.

Vờ đau yếu

Cây tai voi (Caladium steudneriifolium) dễ trở thành mục tiêu phá hoại của các ấu trùng bướm đêm. Một khi nở ra, sâu bướm sẽ ăn mòn lá cây theo cách riêng của chúng. Để ngăn chặn điều này, cây tai voi có thể giả vờ đau yếu, biểu hiện bằng các vạch đốm màu trắng trên lá của nó (ảnh phải), tương tự như vết bị sâu bướm ăn (ảnh trái). Do có thói quen chỉ thích khai thác cây khỏe mạnh nên những con sâu bướm sẽ đẻ trứng ở nơi khác.

Bẽn lẽn

Cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ (Phaseolus lunatus) luôn né tránh bất kỳ sự tương tác vật lý nào từ bên ngoài. Chỉ cần một cái chạm nhẹ cũng khiến những chiếc lá giống như lá dương xỉ nhỏ của loài cây này ngay lập tức co gấp lại với nhau, làm toàn bộ cuống lá sụp xuống. Cử động cảm ứng va chạm này được cho là một cơ chế tự vệ. Lá cây sẽ dần dần trở lại bình thường sau chừng nửa giờ, khi nguy cơ đã qua.

Cầu viện

Cây đậu lima (Phaseolus lunatus) đối phó với các cuộc tấn công bằng cách gọi vào những vệ sĩ của chúng. Khi bị các con nhện ve thuộc họ Tetranychidae tập kích, loài thực vật này sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra một hỗn hợp hóa chất nhằm thu hút các con bọ săn mồi tới đánh chén số nhện ve không mời mà đến.

Cảnh báo hàng xóm

Khi các lá của cây ngải đắng (Artemisia tridentata) bị côn trùng cắt tỉa và phá hoại, chúng sẽ tiết ra một chất hóa học cảnh báo nguy hiểm cho các hàng xóm. Những cây thuốc lá gần đó sẽ nhận tín hiệu cảnh báo và đối phó bằng cách giải phóng các hóa chất của riêng chúng để ngăn chặn côn trùng tấn công.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video