Cây cũng chạy đua vũ trang

Một cây hoa dại tích lũy kim loại trong lá và sử dụng chúng làm "áo giáp" chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn.

 
Cây Thlaspi caerulescens. (Ảnh: Wikipedia)

Các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh) đã chứng minh rằng khi cây Alpine pennycress (tên khoa học là Thlaspi caerulescens) tích lũy kim loại trong lá, nó có thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Công trình nghiên cứu này được công bố trên chuyên san PLoS Pathogens (Mỹ) số mới nhất.

Thlaspi, loài cây nhỏ mọc trên đất giàu kim loại rải rác khắp nước Anh và châu Âu - đặc biệt ở những khu vực khai thác mỏ trước đây - tích lũy kẽm, nickel và catmi với hàm lượng rất cao trong lá của nó. "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loài cây này đang khai thác môi trường giàu kim loại để bảo vệ mình chống lại bệnh tật. Cái mà chúng tôi phát hiện là mối liên hệ trực tiếp giữa hàm lượng kim loại cao và khả năng chống nhiễm khuẩn", tiến sĩ Gail Preston thuộc khoa Khoa học thực vật của Đại học Oxford, đồng tác giả của bài nghiên cứu, cho biết.

Bà Helen Fones, một đồng tác giả nghiên cứu khác, đã trồng cây Thlaspi trong môi trường có hàm lượng kẽm, nickel, catmi ngày càng cao và nhận thấy cả 3 kim loại này đều tham gia vào việc bảo vệ cây khỏi vi khuẩn gây bệnh. Theo giáo sư Andrew Smith, cũng thuộc nhóm nghiên cứu, trước đây khó giải thích tại sao cây Thlaspi tích lũy hàm lượng cao các kim loại độc hại. Phát hiện của các nhà khoa học đã mang lại những bằng chứng thuyết phục cho thấy, bằng cách tích lũy kim loại, các cây này có được sự bảo vệ tốt hơn trước những kẻ thù như vi sinh vật gây bệnh và động vật ăn cỏ.

Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng, vi khuẩn sống trên cây Thlaspi ở khu vực trước đây là mỏ chì-kẽm ở xứ Wales có khả năng chịu đựng kẽm tốt hơn. Điều này có nghĩa là cả cây và các mầm bệnh có thể gây "phiền phức" cho nó có thể thích nghi để sống sót trong môi trường giàu kim loại.

Tiến sĩ Preston khẳng định kim loại nặng có thể là một phần trong cuộc "chạy đua vũ trang" tiến hóa giữa các loại cây và vi sinh vật đang muốn chế ngự chúng. Cây Thlaspi caerulescens được đánh giá là một trong những công cụ hiệu quả nhằm khai thác khoáng sản kim loại bằng phương pháp sinh học.

Theo RDmag, Thanhnien
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video