Cây Đước mọc ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới trong vùng bùn lầy của bờ biển, cây thân gỗ nhỏ. Trên thế giới có 82 giống Đước. Đất lầy bãi biển quá nhão, thường xuyên bị thủy triều tấn công khiến cây cối khó sinh sống. Cây đước nhờ có bộ rễ rất phát trên, trên thân cành lại có rất nhiều rễ trụ đan xen ngang dọc, rủ xuống bãi lầy, ngoài tác dụng chống đỡ cho cây, Đước còn có tác dụng thoáng khí và hô hấp.
Đước nở hoa cho quả hình trái lê ngược, quả chín hạt sẽ nảy mầm trong quả, mầm hình trụ tròn dài 20-40cm giống như chân giá đậu xanh. Khi phôi thành thục sẽ rời ra khỏi cây mẹ và rơi xuống bùn, khoảng vài giờ sau mọc rễ và thành cây non, cách sinh sản này gọi là "thực vật thai sinh" (cây đẻ con). Những mầm non không đâm rẽ trong bùn sẽ trôi theo nước biển đến định cư ở nơi khác. Trong mầm non chứa rất nhiều tanin có thể chống mục nát và bị sinh vật biển ăn mất. Nhờ thai sinh, đước không ngừng sinh sôi nảy nở trên bãi lầy tạo ra một vùng rừng đước rộng lớn.
Rễ đước chịu được mặn và hút được dinh dưỡng từ trong nước biển.
Rễ đước chịu được mặn và hút được dinh dưỡng từ trong nước biển. Lá rất cứng, có màng sáp và bóng loáng phản quang để giữ nước. Trong lá có tuyến thải muối để thải muối thừa ra khỏi cơ thể. Người ta gọi Đước là cây "máy lọc nước biển thành nước ngọt màu xanh". Các nhà khoa học đang tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm này của cây đước để áp dụng vào công nghệ lọc nước biển.
Rừng đước không những bảo vệ bờ biển khỏi bị ăn lấn vào trong đất liền, mà còn mở rộng bờ biển. Đước còn có thể giữ được chất lắng đọng của nước biển, cùng với lá rụng và phân chim, lâu ngày sẽ thành đảo mới hoặc đất liền. Rừng Đước còn là nơi cư trú của nhiều loại chim, tôm, cá, cua, làm cân bằng sinh thái bờ biền.
Rừng đước không những bảo vệ bờ biển khỏi bị ăn lấn vào trong đất liền, mà còn mở rộng bờ biển. (Ảnh: tropical-island).