Cây kim tiền: Loài cây có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ mà nhiều nhà vẫn thường trồng

Cây kim tiền là một trong những cây cảnh được ưa trồng ở các văn phòng cũng như gia đình. Với ý nghĩa "hút lộc", phát tài nên cây kim phát tiền được nhiều gia đình lựa chọn trồng trong gia đình. Nhưng sự thật ẩn sau nó thật đáng sợ.

Cây kim tiền hay kim phát tài đều là tên gọi của một loại cây cảnh có tên khoa học là Zamioculcas Zamiifolia, có nguồn gốc từ châu Phi nên khả năng chịu hạn rất tốt. Thân cây phình to ở phía dưới như các bể trữ nước cho cây.

Tập hợp các nhánh lá vươn thẳng lên cao và có hơi chếch về hai bên cho hình dáng cây rất cân đối, hài hòa. Tuy sống trong môi trường khô nóng nhưng lá kim tiền lại có được một màu xanh mướt, đầy sức sống.

Vào thời điểm giữa mùa hè cho đến đầu mùa hhu, cây đến độ tuổi trưởng thành sẽ cho ra những bông hoa nhỏ xinh màu vàng nhạt. Tuy nhiên, chúng có cành ngắn và kích thước nhỏ nên rất dễ bị các tán cây rậm rạp che mất. Sau một thời gian, hoa của cây sẽ có xu hướng chuyển sau màu nâu đất hoặc đồng.

Là một loài cây bụi lá xanh mướt, phát triển tốt nơi ánh sáng thấp, không cần tưới nước thường xuyên và có biệt tài thanh lọc không khí, loại bỏ khói bụi, khí độc nên cây "kim phát tài" rất được ưa chuộng để trồng trong gia đình.


Cây kim phát tài có thể "hút" tài lộc về cho gia chủ...

Chưa hết, riêng cái tên "kim phát tài" hay kim tiền - đã thể hiện sự phú quý giàu sang và tiền bạc - nên khiến không ít người trồng chậu lớn, chậu bé trong nhà.

Tuy nhiên, ít ai ngờ, ẩn sau vẻ ngoài "long lanh" đó lại ẩn chứa một sự thật đáng sợ. Đó là cây này chứa độc tố trong thân, lá... có thể gây hại cho con người, đặc biệt là trẻ em nếu không may tiếp xúc.


...nhưng cũng là mối nguy hiểm tiềm tàng với trẻ nhỏ.

Các chuyên gia cũng đưa ra hướng dẫn, nếu phát hiện trẻ nhỏ chạm vào nhựa lá cây Kim tiền hay cho vào miệng hãy lập tức xúc miệng ngay để loại bỏ độc tố ra khỏi miệng, rửa sạch bằng nước và thuốc nhỏ mắt nếu dính vào mắt rồi nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Nếu gia đình có trồng cây Kim tiền trong nhà nên lưu ý trẻ nhỏ không được chạm vào hay ăn lá cây này. Tốt nhất nên có biện pháp phòng ngừa như để cây ngoài tầm với của trẻ nhỏ hoặc chờ tới khi trẻ nhỏ lớn đủ nhận thức để không ăn những thứ nguy cơ ngộ độc này.

Không thể phủ phận điểm đặc biệt mà ai cũng thích ở cây kim tiền (tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia) đó chính là khả năng làm sạch không khí trong nhà.

Nghiên cứu của các chuyên gia thực vật, môi trường học ở ĐH Copenhagen năm 2014 chỉ ra, Z. zamiifolia có thể loại bỏ 0,01mol/m2 các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzene, toluene, ethylbenzene và xylen mỗi ngày.

Tuy nhiên, cũng có tài liệu chỉ ra trong cuống và lá của cây kim tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat.

Chất này có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt khi ta ăn nhầm hoặc chạm phải phải dịch do cây tiết ra rồi bôi lên mắt. Do làn da của trẻ em nhỏ mỏng, dễ kích ứng nên càng nguy hại hơn cho các em.


Cuống và lá của cây kim tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat.

Một thí nghiệm độc tính của cây Z. zamiifolia được tiến hành vào năm 2015 bởi các nhà khoa học thuộc ĐH Bergen (Na Uy).

Theo đó, các chuyên gia thử nghiệm chất chiết suất từ Z. zamiifolia trên tôm với liều lượng 1mg/ml cho thấy, chúng bị chết.

Các chuyên gia cho rằng, loài cây này đẹp thì có đẹp nhưng cũng là mối nguy hiểm tiềm tàng với gia đình có trẻ nhỏ. Lý do là bởi trẻ em thường nghịch ngợm chạm, ngắt lá cây và "nếm".


Chỉ cần tiếp xúc một lượng nhỏ canxi oxalat cũng đủ gây ngứa, nóng rát trong miệng, họng, sưng và ngạt thở.

Với liều lượng lớn, canxi oxalat sẽ gây ra trạng thái nôn nao khó chịu mạnh với hệ tiêu hóa, có thể làm khó thở và nếu nhiễm quá nhiều có thể dẫn đến co giật, hôn mê.

Khi gặp triệu chứng ngứa, rát trong miệng, bạn nên cho trẻ xúc miệng ngay để loại bỏ độc tố ra khỏi miệng. Nếu da hoặc mắt tiếp xúc với chất dịch, bạn cần rửa sạch bằng nước, thuốc nhỏ mắt để tẩy sạch độc tố.

Vậy "mặt ngang mũi dọc" của cây kim tiền này ra sao?

Kim phát tài là loài cây mọc thành từng bụi, trong môi trường tự nhiên, cây có thể đạt đến độ cao từ 30-100cm. Hình dáng cây kim phát tài được tạo thành từ một tập hợp các nhánh lá.


Kim tiền là một loài cây thuộc vùng nhiệt đới lâu năm, có nguồn gốc từ miền Đông châu Phi.

Đây chính là cuốn lá chung, với chiều dài từ 20-40cm. Các cuốn lá này có màu xanh với những đốm màu tối, mọng nước, mập mạp, có hình trụ dày ở phần gần rễ, thon nhỏ khi đến ngọn và từ từ uốn cong.


Lá kim phát tài có màu xanh đậm sáng bóng, mịn màng và cũng mọng nước.

Z. zamiifolia chứa một lượng nước cao bất thường - 91% ở lá và 95% tại cuống lá nên chúng có thể hoàn toàn "sống thảnh thơi" 4 tháng mà không cần tưới nước.


Phần cuống và lá của cây kim tiền chứa nhiều tinh thể canxi oxalat - độc tố có thể gây kích thích da nhạy cảm.

Do có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nên người dùng cần cân nhắc khi đặt cây trong nhà khi có trẻ em.

Tuy nhiên, nếu nhà chỉ có người lớn và mỗi khi ngắt lá, tỉa cành bạn đeo găng cẩn thận để không chạm vào dịch thì đây là loài cây an toàn để trồng đó.

Cách chăm sóc cây kim tiền khi trồng tại nhà

Khoahoc.tv sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc cây kim tiền , cách khắc phục nơi có điều kiện (khắc nghiệt) ánh sáng kém và chữa trị một số bệnh thường gặp như vàng lá, héo lá và thối thân.

1. Biểu hiện và cách khắc phục cây kim tiền (Kim Phát Tài) ( Ở vị trí đặt là nơi có điều kiện ánh sáng tối- kém)

Triệu chứng biểu hiện của cây kim tiền: lá bị trắng bệch dần, mầm non chồi lên bé và ẻo lả thiếu sức sống.

Cách khắc phục: Trước tiên ta sẽ cắt tỉa loại bỏ những nhánh thối, hỏng đi. Sau đó sẽ chuyển chậu cây kim tiền ra nơi có ánh sáng vừa đủ: vị trí thích hợp nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vừa phải (tránh nơi có mặt trời chiếu ngay gắt) có thể ban công, sân hay sân thượng. Thời gian để cây từ 1 đến 2 tuần cho cây trao đổi chất tốt, phát triển bình thường (lá có màu xanh diệp lục trở lại) thì sẽ cho vào vị trí cũ ( 2- đến 3 ngày) lại đưa ra. Và thực hiện 2 — đến 3 lần như thế.

Đặc biệt đối với cây kim tiền mới mua về mà bạn dự định sẽ đặt ở vị trí thiếu sáng (hay những nơi có điều kiện không tốt) bạn nên làm theo cách sau để đảm bảo cây thích nghi tốt với môi trường sống mới với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ khắc nghiệt:

Bạn hãy đặt cây vào vị trí đó khoảng 3–4 hôm (có thể là 1 tuần) thì hãy cho ra ngoài nơi có vị trí ánh sáng tốt ( tốt nhất là cho đến vị trí cửa sổ nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào) khoảng 2–3 hôm ( có thể hơn) thì đặt vào vị trí cũ. Ta thực hiện chu kỳ này 2 đến 3 lần thì cây sẽ có khả năng thích nghi sống tốt hơn ở những điều kiện khắc nghiệt về ánh sáng lẫn nhiệt độ.

2. Cách chữa trị khắc phục và chăm sóc bệnh vàng lá, héo lá, thối thân ở cây Kim Tiền

A. Dụng cụ:

  • Chuẩn bị bình tưới nước 2lit (mục đích để xác định lượng nước tưới cây)
  • Kéo cắt tỉa, 1 xô nhựa, 1 gáo múc nước, 1 khăn lau sạch.

B. Cách chăm sóc:

  • Với cây kim tiền đặt trong nhà, văn phòng làm việc hay trong phòng có điều hòa thì việc chăm sóc nó có vẻ rất khó khăn cho nhiều người. Thường thì việc tưới nhiều nước hoặc thiếu nước cho cây là hay xảy ra. Chính nó là nguyên nhân gây vàng lá, héo lá và thối thân.
  • Trước khi chăm sóc ta nên quan sát cây và độ ẩm đất xung quanh gốc( ở đây để biết được độ ẩm của đất bạn nên dùng ngón tay trỏ trọc xuống đất quanh chậu 1/3 -1/2 ngón tay và cảm nhận độ ẩm của nó) . Xem đất có bị khô quá, ẩm quá (đất bị nhão nhiều nước) hay là có độ ẩm vừa phải.

Trường hợp đất có độ ẩm vừa đủ, cây phát triển bình thường

  • Tưới nước: Cây kim tiền khi được đặt trong phòng thì việc chăm sóc, tưới nước như nào là rất quan trọng. Công việc của chúng ta rất đơn giản, mỗi tuần bạn chỉ cần tưới nước 1 là đủ. Tùy vào chậu to hay bé thì tưới một lượng nước vừa đủ độ ẩm cho đất là được. Ví dụ: với khóm kim tiền trồng trong chậu có kích thước miệng khoảng 40–50cm, chiều cao khoảng 60cm thì ta tưới nước khoảng 0,5–0,8 lít, nếu bạn dùng bình tưới nước trên thì ta xịt lên lá và tưới đều xung quanh gốc1/3 hoặc 1/4 bình.
  • Vệ sinh lá: Vệ sinh lá cũng rất quan trọng vì nó giúp cho lá quang hợp tốt hơn trong môi trường thiếu sáng và giúp cho môi trường làm việc được sạch sẽ hơn

Trường hợp đất khô quá mà thấy biểu hiện thân bị héo (hoặc lá bị héo đối với loại cây nội thất khác)

Biểu hiện trên cho thấy cây trong tình trạng thiếu nước ta sẽ làm theo hướng dẫn chăm sóc sau:

  • Ta sẽ dùng bình xịt phun lên toàn bộ lá của cây kim tiền và tưới ½ bình ( với loại chậu có đường kính miệng 40 -50 cm, chiều cao khoảng 60 cm) các cây được trồng vào chậu có kích cỡ khác nhau sẽ tùy theo sao cho đất có độ ẩm vừa phải là được. (thực hiện trong 1 tuần đầu 2 lần)
  • Với cách xịt lên lá làm cho cây nhanh hồi phục, hấp thụ nước nhanh hơn. Ta có thể tưới thêm các ngày trong tuần bằng cách xịt lên lá của cây kim tiền (với cách này cây kim tiền sẽ được phục hồi nhanh chóng)

Trường hợp đất có độ ẩm quá nhiều (đất bị úng nước) gốc cây bị thối

Trong trường hợp này ta sẽ dùng biện pháp khắc phụ sau:

  • B1: Ta dừng ngay công việc tưới nước lại cho cây.
  • B2: Chuyển cây ra vị trí có ánh sáng thích hợp (nơi thông thoáng và có ánh sáng mặt trời)
  • B3: Cắt tỉa, loại bỏ các nhánh bị thối ra.
  • B4: Kiểm tra đáy chậu, đảm bảo thoát nước cho cây.
  • B5: Thời gian không tưới nước 2 tuần. Ta theo dõi độ ẩm của đất nếu đất vẫn ẩm thì ta không phải tưới nữa.

Cho đến khi đất xung quanh chậu khô, ta bắt đầu tưới nước bình thường.

Trong trường hợp này việc cây bị úng nước thì thời gian khắc phục cây sẽ lâu. Trong thời gian 1–2 tháng cây hồi phục lại bình thường thì ta sẽ chuyển cây vào vị trí cũ và chăm sóc cây như ở trường hợp A.

Chú ý: Tất cả các trường hợp trên bạn nên tưới nước sao cho đất vừa đủ ẩm, không tưới nhiều. Cây có thể cứu chữa khi thiếu nước còn nếu tưới thừa lượng nước trong thời gian dài thì khả năng cứu chữa là rất khó.

Cập nhật: 12/11/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video