Cây nghìn năm giữ bí quyết trồng rau trong vũ trụ

Một loài thực vật bản xứ Australia tồn tại 750.000 năm trong điều kiện khô hạn có thể nắm giữ bí quyết để trồng rau trong vũ trụ.

Loài cây nắm giữ bí mật trồng rau trên vũ trụ

Trong quá trình xác định loài của Nicotiana benthamiana, loại cây thuốc lá cổ đại ở Australia, các nhà nghiên cứu ở Đại học Queesland đã phát hiện ra bí quyết trường thọ của loài thực vật được các bộ lạc bản xứ gọi là Pitjuri này.


Cây Pijuri có thể tạo nên tiền đề cho việc trồng rau trong vũ trụ nhờ khả năng chống hạn hán trong hàng nghìn năm. (Ảnh: Erika Fish).

"Chúng tôi phát hiện đây là phiên bản thực vật của những con chuột suy giảm miễn dịch thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm", IB Times hôm 6/11dẫn lời tiến sĩ Julia Bally, người đứng đầu nhóm nghiên cứu.

Sau khi tính toán, nhóm nghiên cứu phát hiện loài cây Pitjuri đã tồn tại trong tự nhiên khoảng 750.000 năm, vượt qua mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và môi trường. Để làm được điều này, Pitjuri đã dồn sức để nảy mầm, phát triển, ra hoa và tạo hạt nhanh chóng ngay sau khi có mưa, dù chỉ với một lượng nhỏ.

Theo Bally, để có thể sản sinh lượng lớn hạt giống và phát tán các hạt giống xuống đất để chờ tới cơn mưa tiếp theo, Pitjuri phải đánh đổi bằng sức đề kháng bệnh tật. Bởi vậy, nó là đối tượng nghiên cứu lý tưởng để thiết lập nền tảng cho việc trồng rau trong điều kiện vô trùng và ít nước như trên vũ trụ.

Theo VnẼpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video