Một loại cây có khả năng phát hiện mìn vừa được các nhà khoa học phát triển: cây thuốc lá biến đổi gien.
Cây thuốc lá này mang một gien có tác dụng làm nẩy sinh ở cây một sắc tố màu đỏ mà chúng ta thường thấy ở quả cà chua hay quả táo. Khi rễ cây phát hiện ra chất nitrogen oxide rò ra từ mìn, những chiếc lá xanh của chúng sẽ chuyển sang màu đỏ khoảng 10 tuần.
Nhà nghiên cứu Estelle Kempen ở Đại học Stellenbosch của Nam Phi cho biết: “Một khu vực nào đó có mìn sẽ lộ ra ngay bởi vì những cây này sẽ có màu đỏ."
“Loại cây này cũng có thể cho biết một khu vực nào đó đã được dọn sạch mìn hay chưa. Các thiết bị máy móc to lớn đã được sử dụng để rà soát mìn nhưng chúng không thể dọn sạch hoàn toàn được”.
Mỗi năm mìn làm thương vong khoảng 18.000 người, với 80% nạn nhân là dân thường. |
Hãng công nghệ sinh học Aresa - cơ quan tiến hành thử nghiệm - trước đây đã thử đưa công nghệ “Yếu tố phát hiện đỏ” vào một giống cỏ dại bình thường gọi là cải xoong Thales, nhưng các nhà khoa học cho rằng chúng quá nhỏ bé, không nhìn thấy được từ xa.
Cây thuốc lá được chọn vì chúng dẻo dai, dễ trồng và có lá to.
Liên Hiệp Quốc và các nhóm rà phá bom mìn đang rất quan tâm đến kết quả thử nghiệm, bởi đây có thể là một cách rà mìn hiệu quả và tiết kiệm.
Becky Maynard, một nhân viên của tổ chức nhân đạo "Không còn mìn" ở London nói rằng loại cây này sẽ là một công cụ hữu dụng, nhưng cộng đồng vẫn cần dựa vào các kỹ sư để dùng máy móc giở bỏ mìn.
Hiện nay, có chừng 80 triệu quả mìn được chôn trên khắp thế giới và trải rộng trên một diện tích khoảng 190.000 km2. Mỗi năm mìn làm thương vong khoảng 18.000 người, với 80% nạn nhân là dân thường.
Đồng thời, có tám mươi tư quốc gia đang khốn đốn vì mìn sát thương, trong đó Angola, Afghanistan, Bosnia and Mozambique là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.