Cha đẻ của Google Brain: Chúng ta nên lo lắng về AI ngay từ bây giờ

Xe tải của Mercedes có thể tự chạy trên đường. Máy tính của Google thắng áp đảo kiện tướng cờ vây. Xuất hiện ứng dụng có thể dịch các câu văn với độ chính xác gần giống con người. Đó là một vài cột mốc đáng chú ý của (trí thông minh nhân tạo (AI) đã đạt được trong năm 2016 vừa qua và các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng AI sẽ tiếp tục thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách chóng mặt.

Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo công nghệ của thế giới hiện nay đều đã bảy tỏ mối lo ngại về sự phát triển của AI. Tiêu biểu có thể kể tới như CEO của Tesla là Elon Musk đã từng nói, AI có thể là "mối đe dọa hiện hữu lớn nhất" đối với loài người và thành lập hẳn một nhóm nghiên cứu để tìm cách giữ cho công nghệ AI luôn mở và có tính hữu ích với cộng đồng.


Ông Andrew Ng.

Đáng chú ý, Andrew Ng, người đồng sáng lập dự án AI nổi tiếng "Google Brain" và hiện đang làm giám đốc nghiên cứu khoa học cho hãng công nghệ Baidu của Trung Quốc, cho rằng nhiều rủi ro ngay trước mắt liên quan đến AI đã không nhận được sự quan tâm đúng mức. "Tôi nghĩ rằng chính quyền và xã hội đang xao lãng về các vấn đề đạo đức sẽ gặp phải khi sử dụng AI", ông Ng cho biết, "Và chúng ta cũng không nên thanh minh bằng cách nói những điều đó chỉ sẽ xảy ra vào hàng trăm năm nữa".

Nói qua một chút về dự án "Google Brain". Đây là dự án nằm trong nỗ lực nghiên cứu AI của Google để ứng dụng vào việc tìm kiếm hình ảnh. Múc tiêu chính của "Google Brain"ứng dụng máy học (machine learning), ngôn ngữ tự nhiên (natural language) và nhiều công nghệ khác nhằm tạo ra một mạng lưới AI có khả năng tự tìm kiếm và học hỏi từ những thứ có sẵn. Sau khi nghỉ việc tại dự án "Google Brain", Andrew Ng đã chuyển sang làm cho phòng nghiên cứu về AI của Baidu ở thung lũng Silicon (Mỹ).

Vừa qua, ông Ng đã có một cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên của báo Time về tương lai của AI, tầm quan trọng của các vấn đề đạo đức liên quan đến sự phát triển AI và nhiều điều khác.

Máy tính đang trò chuyện ngày càng tốt hơn

Bên cạnh những chiếc loa thông minh như Amazon Echo hay chatbot trên các nền tảng như Facebook Messenger, các công ty công nghệ cũng đang nỗ lực làm việc để khiến máy tính có thể trò chuyện một cách tự nhiên hơn với con người. "Tôi nghĩ 2017 sẽ là năm của các máy tính hội thoại", ông Ng nói, "chúng ta có các dữ liệu đáng tin cậy để nghĩ rằng điều này sẽ đến".

Ông Ng cũng tin rằng, chìa khóa để làm ra một chiếc máy tính có thể điều khiển thông qua giọng nói trong tương lai chính là tạo ra một nền tảng phần mềm AI có thể chạy trên mọi thiết bị, tương tự như Android. "AI sẽ không chỉ có trên một thiết bị phần cứng, nó sẽ có trên nhiều thiết bị với nhiều hình thức khác nhau", ông Ng nói. Hiện công ty Baidu của ông Ng đã tạo ra được một nền tảng gọi là Duer OS có thể trả lời những câu hỏi do người dùng đặt ra và kết nối được các các dịch vụ của bên thứ ba tại Trung Quốc.


Các lãnh đạo của những tập đoàn công nghệ lớn thường bày tỏ sự lo lắng về mối nguy hại tiềm năng AI trong dài hạn.

Ba vấn đề đạo đức chính khi sử dụng AI

Các lãnh đạo của những tập đoàn công nghệ lớn như Bill Gates hay Elon Musk thường bày tỏ sự lo lắng về mối nguy hại tiềm năng AI trong dài hạn. Tuy nhiên, ông Ng khẳng định rằng, có ba vấn đề chính khi sử dụng AI mà chúng ta nên lo lắng ngay từ bây giờ đó là: sự ảnh hưởng của AI đối với người lao động, việc chia sẻ thông tin giữa các chuyên gia AI và tính trung thực trong các phần mềm AI.

"Tôi tin vào sự trung thực của AI", ông Ng cho biết và lấy ví dụ: Nếu một startup làm về dịch vụ cho đi chung xe hoặc đưa thức ăn sử dụng AI để dự đoán về thời gian vận chuyển và nhận hàng, họ sẽ được cung cấp một công cụ dự đoán chính xác nhất có thể.

Ngoài ra, ông Ng cũng tin là sự cởi mở là một điều rất quan trọng trong nghiên cứu AI. Các nhà nghiên cứu AI thường công bố các phát hiện của họ thông qua các tài liệu học thuật để thúc đẩy sự phát triển chung của ngành. Tuy nhiên, việc các chi tiết kĩ thuật bị giấu đi khiến cho các tài liệu của họ "đi ngược lại với tinh thần cởi mở".

"Nếu bạn muốn công bố dữ liệu, bạn nên làm điều đó cùng với việc công bố các kiến thức bạn có được", ông Ng nói, "bạn không cần phải chia sẻ tất cả mọi thứ và có nhiều cách khác nhau để chia sẻ thay vì chỉ qua hệ thống tài liệu học thuật".

Tác động của AI ảnh hưởng lên mọi ngành công nghiệp

Nhiều công ty công nghệ, từ Google cho tới Facebook hay Microsoft đã nhấn mạnh đến sự tập trung phát triển AI của họ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các tác động của AI sẽ không chỉ bị giới hạn ở ngành công nghệ thông tin. Chúng ta có thể thấy một ví dụ như là nền tảng AI Watson của IBM đã bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực chẩn đoán bệnh của bác sĩ.


Nền tảng Watson của IBM muốn cướp công việc của bác sĩ?

"Chúng ta đang khiến AI có những tác động tương tự như việc tạo ra dòng điện trước kia", ông Ng chia sẻ. "Việc có điện đã làm thay đổi tất cả ngành công nghiệp: từ giao thông vận tải, viễn thông cho tới sản xuất. Tôi nghĩ chúng ta đang đến giai đoạn mà công nghệ AI đã phát triển tới mức có thể làm thay đổi nhiều ngành công nghiệp". Ông Ng cũng dự đoán rằng AI sẽ tác động mạnh lên các ngành giải trí, bán lẻ và logistic.

Các nhà nghiên cứu hi vọng AI sẽ sớm có thể tự học tập

Nhiều phần mềm AI hiện nay đang sử dụng chương trình huấn luyện gọi là "học có giám sát" (supervised learning). Trong chương trình huấn luyện này, các nhà nghiên cứu sẽ dùng các dữ liệu có dãn nhãn và tìm cách để AI tạo ra kết quả như mong đợi. Ví dụ, để giúp AI có thể hiểu được một câu nói, các nhà nghiên cứu sẽ đưa vào các dữ liệu về ý nghĩa và mã hóa âm thanh của câu nói để AI học tập từ đó

Tuy nhiên, giờ đây, các nhà nghiên cứu đang hướng tới một kĩ thuật tiên tiến hơn là "học không có giám sát" (unsupervised learning). Theo đó, AI sẽ tự học được ngay từ các dữ liệu không có dán nhãn mà nó thu thập được. Việc này sẽ giúp nâng cao khả năng học tập của AI cũng như tiết kiệm nhân lực vì không cần phải dán nhãn cho từng dữ liệu nữa.

Cập nhật: 13/01/2017 Theo vnrview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video