Châu Âu phóng vệ tinh quan sát Trái đất Sentinel thứ 7

Châu Âu vừa phóng vào quỹ đạo vệ tinh quan sát Trái đất Sentinel thứ 7 như một phần trong dự án Copernicus trị giá hàng tỷ euro.


Vệ tinh Sentinel-3. (Ảnh: Spaceflight)

Dự án này sẽ giúp đưa ra dự báo về các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino hay quan sát sự nóng lên toàn cầu.

Vệ tinh Sentinel-3B, một phần trong hệ thống các vệ tinh làm nhiệm vụ giám sát trái đất, đã được phóng vào quỹ đạo bằng tên lửa Rockot, từ trung tâm vũ trụ Plesetsk, thuộc khu vực Arkhangelsk, Tây Bắc nước Nga lúc 17h57, giờ GMT ngày 25/4

Vệ tinh này sẽ gia nhập cùng với vệ tinh Sentinel-3A được đưa vào quỹ đạo từ năm 2016, nhằm thu thập dữ liệu về độ cao, nhiệt độ bề mặt biển, để đưa ra những dự báo về thời tiết chính xác hơn, cũng như về tác động của xu hướng nhiệt độ trên trái đất tăng lên.

Dữ liệu thu thập từ vệ tinh có thể giúp các công ty vận tải lập biểu đồ về các tuyến đường hiệu quả hơn, đồng thời có thể được sử dụng để theo dõi các vụ cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước hay sự cố tràn dầu.

Dự án Copernicus được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) mô tả là dự án quan sát trái đất tham vọng nhất từ trước đến nay. Liên minh châu Âu và Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng đã cam kết tài trợ hơn 8 tỷ euro (9,8 tỷ USD) cho dự án này đến năm 2020.

Sự ra mắt của dự án Copernicus trở nên đặc biệt cấp thiết sau khi châu Âu mất liên lạc với vệ tinh quan sát trái đất Envisat vào năm 2012 sau 10 năm khai thác.

Cập nhật: 29/04/2018 Theo Soha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video