Châu chấu được cấy ghép thiết bị có khả năng dò tìm bom

Một nhà nghiên cứu tại Mỹ đang phát triển một công nghệ có thể biến châu chấu – những kẻ huỷ diệt mùa màng trong kinh Thánh – thành những thiết bị dò tìm chất nổ tại những nơi khó tiếp cận.

Một nhà nghiên cứu tại Mỹ đang phát triển một công nghệ có thể biến châu chấu – những kẻ huỷ diệt mùa màng trong kinh Thánh – thành những thiết bị dò tìm chất nổ tại những nơi khó tiếp cận.

Nếu thành công, công nghệ này có khả năng thay đổi cách các đội gỡ bom tìm và gỡ bom mìn – một công việc cần có cả người và chó để hoàn thành. Tại sao không sử dụng một tiểu đội côn trùng thay vào đó?

Theo tác giả dự án, Baranidharan Raman, đại học Washington tại St Louis, dự án châu chấu sẽ kết hợp khả năng dò tìm một số mùi hương đặc trưng của châu chấu với một số thiết bị điện tử đặc biệt, tạo ra một loại sinh vật nửa sinh học nửa máy có hoàn hảo để dò tìm bom mìn.


Dự án châu chấu sẽ kết hợp khả năng dò tìm một số mùi hương đặc trưng của châu chấu với một số thiết bị điện tử đặc biệt.

Hệ thống này hoạt động với năng lượng sinh ra từ những hình xăm sinh nhiệt được xăm lên trên cánh châu chấu, những hình xăm này sẽ tạo ra nhiệt lượng nhỏ khi châu chấu đập cánh. Hệ thống cho phép nhóm nghiên cứu điều khiển mục tiêu và thu thập mẫu các hợp chất hữu cơ trong không khí xung quanh.

Một khi đã tiếp cận được vị trí có khả năng có bom, tín hiệu thần kinh của châu chấu sẽ được một máy tính siêu nhỏ trên thân đọc và giải mã thành kết quả "có" hoặc "không". Kết quả này sẽ được gửi về cho nhóm, và đèn LED đỏ sẽ bật nếu có bom, đèn xanh sẽ bật nếu khu vực "sạch".

Nhưng tại sao lại sử dụng sinh vật sống khi bạn có thể sử dụng máy bay không người lái? Raman quyết định việc sử dụng khứu giác của châu chấu là vì không chỉ nó sẽ giúp tiết kiệm chi phí – phương pháp này còn hiệu quả hơn nhiều cảm biến cao cấp.

"Chỉ mất vài trăm mili giây để não châu chấu nhận biết mùi vị mới trong không gian xung quanh", Raman trả lời phỏng vấn BBC. "Châu chấu xử lí thông tin mùi vị cực kì nhanh chóng".

"Ngay cả thiết bị dò siêu nhỏ tối tân nhất cũng cần sử dụng rất nhiều cảm biến. Mặt khác, nếu bạn nhìn vào ăn-ten của côn trùng, cơ quan thụ cảm của chúng, có hàng ngàn tế bào cảm biến nhiều loại", ông cho biết.

Hiện giờ, công việc dò tìm bom mìn do chó đảm nhận, vì chúng có khứu giác bậc nhất trong thế giới loài vật. Nhưng chúng cũng có khiếm khuyết. Mất nhiều năm để huấn luyện một con chó, và khi nó thiệt mạng khi làm nhiệm vụ thì....

"Hệ thống khứu giác của loài chó hiện vẫn là hệ thống cảm biến hoàn hảo nhất cho nhiều công việc, bao gồm an ninh quốc gia và chẩn đoán y khoa", Raman trả lời tờ Telegraph.

"Tuy nhiên, do yêu cầu về một công nghệ giải mã nhanh chóng có khả năng đọc được thông tin được gửi đi trong cơ thể sinh học, những khó khăn và thời gian cần thiết để huấn luyện chó hạn chế chúng trong những công việc khác".


Công nghệ này có thể sẽ sẵn sàng trong hai năm tới.

Những con châu chấu lai robot của Raman vẫn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng ông nói công nghệ này có thể sẽ sẵn sàng trong hai năm tới – một mục tiêu khá khả thi, xét tới việc Phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ đã đầu tư 750,000 đô la cho nghiên cứu.

Raman không phải là nhà khoa học duy nhất có ý tưởng sáng tạo trong việc dò tìm bom mìn. Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Cam-pu-chia đã bắt đầu huấn luyện chuột để dò tìm bom, và đã gỡ bỏ thành công hơn 4,599 mìn đất và 36,044 mảnh bom mìn chưa phát nổ chỉ tại Campuchia.

Theo một báo cáo năm 2008 bởi Liên hợp quốc, bom mìn tàn dư lấy đi 15,000 đến 20,000 mạng người mỗi năm và làm bị thương nhiều người khác. Với số liệu như vậy, không quá ngạc nhiên khi chúng ta cần tìm ra nhiều giải pháp.

Hi vọng rằng châu chấu sẽ đem lại một phương pháp an toàn hơn để phát hiện bom mìn và giúp chúng ta cảm thấy an toàn hơn. Thời gian sẽ trả lời và chúng ta sẽ sớm biết được liệu những con côn trùng này có hoạt động hiệu quả thực sự không.

Cập nhật: 12/04/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video